Ngày vía Thần Tài được coi là ngày quan trọng trong năm đối với những người làm kinh doanh. Vào ngày này, bên cạnh việc mua vàng cầu may, nhiều người còn sắm sửa lễ vật cúng thần Tài để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi. Vậy ý nghĩa ngày lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là gì, cùng xem bài chia sẻ ngay dưới đây để có câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất nhé.
Ngày vía Thần Tài là gì?
Theo quan niệm dân gian, vía Thần Tài là ngày cúng Thần Tài để tạ ơn ông đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua và cầu mong may mắn, tài lộc cho năm mới. Ngày vía Thần Tài được chọn vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch (tức mùng 10 Tết Nguyên đán) hàng năm.
Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã và đọc văn khấn thần Tài.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách bày lễ cúng thần tài thổ địa nhanh, chuẩn mang may mắn
- Những loại hoa cúng ngày Vía Thần Tài và các lưu ý khác
- 3 văn khấn thần tài chuẩn nhất 2022, cầu may mắn, tài lộc
Trong dịp vía Thần Tài này, nhiều người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, món cá lóc nướng hay còn gọi là cá lóc vía Thần Tài là món ăn được người dân miền Nam ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này.
Nguồn gốc – ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Tại nước ta, có một sự tích liên quan tới ngày vía Thần Tài. Tương truyền, Thần Tài từng có lần vì uống rượu say mà rơi xuống trần gian. Có người nhìn thấy ông mặc đồ như diễn tuồng cải lương nên đã lấy sạch đồ áo của ông đem bán. Không nhớ ra mình là ai, Thần Tài đi lang thang khắp nơi xin ăn. Một cửa hàng bán gà, vịt quay thấy Thần Tài đáng thương nên đã mời ông vào ăn. Kể từ đó, cửa hàng lúc nào cũng đông khách, người ra vào tấp nập.
Sau này, vì sợ bộ dạng lấm lem của Thần Tài sẽ khiến khách hàng không hài lòng nên chủ quán đã đuổi không cho ông vào ăn nữa. Rất nhiều tiệm kinh doanh khác nghe được tin này liền tìm cách mời Thần Tài về nơi buôn bán của mình để “Thần Tài gõ cửa”. Một ngày nọ, có người dắt ông đi mua quần áo mới. Trong cửa tiệm, Thần Tài nhìn thấy bộ đồ trước đây của mình liền nhớ đến thân phận của bản thân và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Từ đó, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập bàn thờ cúng và chọn ngày này làm ngày vía Thần Tài. Vì vậy, cứ tới mùng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng để cầu tài lộc, may mắn, sung túc cho cả năm. Với những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài đặc biệt là ngày vía Thần Tài.
Vì sao nhiều người đổ xô mua vàng ngày vía Thần Tài?
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản Tài – Phúc – Phú – Quý mang lại tài lộc, sung túc và may mắn cho mọi người.
Ngày mùng 10 tháng Giêng không chỉ đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ, mà còn được coi là ngày mong muốn được đổi “vía” bởi khi có vía của vị Thần Tài sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới sung túc, ăn nên làm ra, tiền tài sinh sôi nảy nở.
Do đó, theo dân gian, việc mua vàng vào ngày vía Thần Tài mang ý nghĩa tâm linh rất lớn, nhất là đối với những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn khấn mùng 1 cúng tổ tiên hàng tháng tại nhà đơn giản
- Cúng giao thừa và những thông tin cần biết cho gia chủ
Thậm chí, nhiều người coi đây là dịp mua vàng quan trọng nhất trong cả năm để cầu may mắn, cầu cho việc làm ăn được thần tài phù hộ thuận buồm, tiền tài của cải sinh sôi nảy nở suốt cả năm.
Thần Tài là một vị thần được nhiều gia đình người Việt thờ cúng, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán. Thần Tài giúp bảo vệ của cải, đem tài lộc may mắn đến cho gia chủ. Về ngoại hình, Thần Tài thường tay cầm kim ngân lượng (vàng), bạc, đầu đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh. Mong rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc ý nghĩa ngày lễ cúng Thần Tài của bạn đọc nhé.