HomeLễ cúngVăn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất cho gia chủ cầu lộc,...

Văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất cho gia chủ cầu lộc, cầu tài

- Advertisement -spot_img

Theo truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam thì rằm tháng 7 được xem là dịp diêm vương sẽ mở Quỷ Môn Quan và vong hồn được trở lại gia đình thăm nhân gian. Thông qua thời gian này các gia chủ sẽ sửa soạn lễ vật cúng để mời ông bà, tổ tiên đã khuất về thăm gia đình, hưởng hút lộc quà của con cháu. Để có thể làm lễ cúng chuẩn nhất thì bạn cần chuẩn bị văn khấn rằm tháng 7 chi tiết, cẩn thận. 

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là một ngày rằm cực kỳ quan trọng trong năm, được biết đến là lễ cúng cô hồn của người Việt Nam. Nghi lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó lan rộng sang nhiều quốc gia châu Á. Ngày này, các hộ gia đình sẽ đọc văn khấn ngày rằm tháng 7 để kêu cầu cũng như thể hiện mong muốn cuộc sống bình an, mạnh khỏe đến với gia đình mình. 

Theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch đến ngày 30 tháng 7 âm lịch Cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở và các cô hồn, người đã khuất có thể trở về về dương thế. Ông bà tổ tiên đã khuất cũng có thể hiển linh về thăm con cháu vào đúng dịp này.

Theo phong tục dân gian, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn và có nhiều điều cần kiêng kỵ. Trong tháng này, các gia đình sẽ làm lễ cúng và đọc văn khấn rằm tháng 7 để kêu cho gia đình gặp nhiều may mắn, bình an và các vong linh được siêu thoát nơi cõi âm. 

Rằm tháng 7 còn được biết đến là lễ Vu Lan báo hiếu, là dịp để con cháu tạ ơn công lao sinh thành của cha mẹ, tìm về nguồn cội của chính mình. Đây là lễ lớn đối với tín ngưỡng Phật giáo và được tổ chức hàng năm để tỏ lòng thành kính với đấng sinh thành và những người đã khuất. 

Rằm tháng 7 là một ngày rằm cực kỳ quan trọng trong năm
Rằm tháng 7 là một ngày rằm cực kỳ quan trọng trong năm

Nguồn gốc, ý nghĩa rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người dân Việt Nam được xem là ngày xóa tội vong nhân. Dịp này cũng là thời điểm đẹp để mọi người có thể tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên đã khuất cũng như bài trí những mâm cỗ thịnh soạn đọc văn khấn Rằm tháng 7 để cầu cho gia đình bình an, vạn sự tốt lành. 

Nguồn gốc rằm tháng 7

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho biết, ngày rằm tháng 7 được xem là ngày mở cửa Quỷ Môn Quan và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày này được xem là thời điểm các vong linh đang bị giam cầm dưới địa ngục sẽ được xá tội và lên dân gian thăm gia đình.  

Đây cũng là thời gian cho gia đình thực hiện mâm cúng chuẩn bị dâng lên gia tiên và viết bài văn khấn rằm tháng 7 để cầu siêu, phù hộ cho các vong linh sớm đầu thai. Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức để tỏ lòng thành kính đối với gia tiên, tiền tổ trong những dịp họ về thăm nhà. 

Bên cạnh đó, rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, để tỏ lòng thành kính của con cái đối với cha mẹ. Nghi lễ này xuất phát từ sự tích của  Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp quỷ đói nhờ vào tấm lòng hiếu thảo và tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ. 

Ngài Mục Kiền Liên đã Tu luyện nhiều phép Thần Thông để tìm kiếm người mẹ đang bị đầy đọa của mình. Vào ngày rằm hàng năm, ngài Mục Kiền Liên sẽ sắm sửa lễ vật các món ăn chay để cúng dường cho mẹ của mình và khiến mẹ được siêu thoát. 

Trong ngày rằm tháng 7 các hộ gia đình thường đọc văn khấn rằm tháng 7 để cầu cho người thân được giải thoát. Nghi lễ dâng lên sẽ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên ông bà cha mẹ. 

Nguồn gốc rằm tháng 7
Nguồn gốc rằm tháng 7

Ý nghĩa rằm tháng 7

Rằm tháng 7 được xem là ngày lễ lớn để có cháu tưởng nhớ đến công ơn của những người sinh thành và tổ tiên đã khuất. Đây cũng là dịp để người cõi âm có thể báo hiếu đối với bố mẹ ở kiếp này và những người đã sinh thành dưỡng dục ở kiếp trước. 

Truyền thống cúng và đọc văn khấn rằm tháng 7 được xem là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. Ngày nay, mỗi gia đình sẽ có chút tấm lòng sự hiếu thảo biết ơn của mình đối với những người đã có công nuôi dưỡng thông qua mâm lễ cúng tươm tất.  

Cách cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 được xem là một nghi lễ cực kỳ quan trọng đối với mỗi gia đình. Để có thể để cúng lễ này chuẩn nhất thì bạn nên tìm hiểu một số thông tin cụ thể sau đây.

Thời gian cúng 

Tháng 7 âm lịch được biết đến là ngày Quỷ Môn Quan mở cửa chính vì vậy, để thực hiện cúng rằm thì bạn để lựa chọn khoảng thời gian từ 1 đến 15 âm lịch. Đây là những ngày đẹp nhất để tín chủ có thể thuận lợi cầu lộc, cầu tài được quý nhân phù trợ cũng như giúp các oan hồn đã khuất sớm được siêu sinh. 

Khi đọc văn khấn rằm tháng 7 ngoài việc lựa chọn ngày đẹp thì bạn cũng nên sắp xếp như lễ cúng theo khung giờ tốt để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu được như ý nguyện. Đối với lễ cúng Phật thì bạn nên cũng vào buổi sáng sớm, còn đi lễ cúng gia tiên sẽ được thực hiện vào khoảng từ 10 đến 11 giờ trưa. Đối với thời gian cúng cô hồn thì bạn nên tổ chức từ 17 giờ đến 19 giờ.

Thời gian cúng
Thời gian cúng

Mâm lễ cúng

Trong các ngày lễ cúng rằm tháng 7 mâm lễ dâng lên t Phật và thần linh sẽ được các gia chủ chuẩn bị món chay để tỏ lòng thành kính cũng như tôn trọng quy luật nhân quả, không sát sinh của đạo Phật. Mâm lễ này sẽ bao gồm những món như: 

  • Xôi gấc
  • Nem chay 
  • Canh nấm 
  • Đậu hũ 

Các hộ gia đình cũng sẽ thực hiện làm mâm cúng gia tiên trong nhà để tỏ lòng thành kính, tôn nghiêm đối với bậc cha mẹ đã khuất. Đối với mâm lễ này bạn có thể chuẩn bị các món mặn thật đầy đủ để dâng lên cầu sự sung túc. Các món sẽ được bày biện đầy đủ như sau:

  • Gà luộc
  • Xôi gấc
  • Chả lụa
  • Gỏi
  • Cơm
  • Canh
  • Trái cây
  • Nhang đèn
  • Hoa cúng
Mâm lễ cúng
Mâm lễ cúng

Nghi lễ cúng 

Đối với nghỉ lễ cúng Phật sẽ được diễn ra chủ yếu vào buổi sáng, chính chủ và tất cả mọi người tham gia cũng phải mặc cực kỳ lịch sử, mâm cỗ bày đầy đủ… để tỏ lòng thành kính và sự biết ơn. Khi đọc văn khấn rằm tháng 7 gia chủ nên đọc to, rõ ràng không đọc quá nhanh hoặc quá chậm, sau khi kết thúc lễ sẽ vái lạy ba lần. 

Nghi lễ cúng gia tiên sẽ được chuẩn bị vào cuối buổi sáng và tín chủ sẽ thắp 3 nén hương trước khi đọc văn khấn rằm tháng 7. Sau khi khấn xong tất cả mọi người trong buổi lễ sẽ vái lạy ba lần và kết thúc một tuần hương thì hóa vàng. 

Văn khấn rằm tháng 7

Để có được một lễ cúng hoàn hảo nhất thì bạn nên tìm hiểu một số bài văn khấn rằm tháng 7 chi tiết sau đây: 

Văn khấn rằm tháng 7 cúng Phật ngay tại nhà cho tín chủ

Nam mô A Di Đà Phật (gia chủ và con cháu vái lạy 3 lần)

Chúng con thành tâm kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Chúng con thành tâm kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là…

Tín chủ con là…..

Ngụ tại….

Tín chủ và đệ tử con thành tâm sửa biện hương hoa, đăng trà, lễ vật và đồ cúng để dâng và bày lên trước án.

Chúng con thành tâm quỳ lạy kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và ngài Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm cúi lạy kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, các ngài Bản cảnh Thành hoàng, các Chư vị Đại Vương, các ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, các ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh đang cai quản, bảo vệ  trong khu vực này.

Chúng con thành tâm kính cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Chúng con thành tâm kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong các vị thần linh nạp thụ. Chúng con thành tâm kính xin các vị phù hộ độ trì cho con và cả gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc, già trẻ bình an, một lòng, một tâm hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Chúng con có chút tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (gia chủ và các thành viên ở gia đình lạy 3 lần).

Văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà cho tín chủ

Nam mô A di đà Phật (gia chủ và các thành viên ở gia đình lạy 3 lần).

Con nam mô Đại từ đại bi và Quan thế âm Bồ tát

Hôm nay. là…

Tại… 

Tín con tên là…

Chúng con thành tâm kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, các bá thúc và huynh đệ, các hương hồn ở nội tộc, ngoại tộc có thể hiển linh, tề tựu trước án.

Chúng con thành tâm kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, những vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân dịp lễ Tết Vu Lan, tức ngày vong nhân được xá tội, để tưởng nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của các đấng tổ tiên, toàn gia. 

Chúng con thành tâm kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, hoa quả, mâm lễ mọn, nguyện cầu cho chúng luôn được bình an vô sự mạnh khoẻ, tốt tươi, công việc hanh thông và mọi sự tốt lành, vạn sự như ý. 

Con xin kính cáo!

A Di đà Phật!

Văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà cho tín chủ
Văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà cho tín chủ

Lưu ý cần thiết khi cúng và đọc văn khấn Rằm tháng 7

Để có thể thực hiện một lễ cúng hoàn hảo và kêu cầu như ý nguyện thì bạn nên lưu tâm đến các vấn đề sau đây: 

  • Trong quá trình cúng hoặc đọc văn khấn ngày rằm tháng 7 bạn nên lưu ý đọc tên và khấn đủ các vị thần linh để việc làm lễ trở nên hiệu nghiệm hơn. 
  • Để lưu ý chuẩn bị các lễ vật cũng như mâm cỗ cúng phù hợp với nền văn hóa của dân tộc và và đầy đủ. 
  • Trong quá trình đọc văn khấn ngày rằm tháng 7 nên lựa chọn thời điểm thích hợp và hạn chế cúng trong khoảng 12 giờ trưa vào 12 giờ đêm.

Kết luận

Rằm tháng 7 được biết đến là một ngày lễ cực kỳ quan trọng đối với tín ngưỡng thờ phụng của người Việt Nam. Ngày này là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những bậc tổ tiên đã khuất. Để có thể thực hiện được nghi lễ hoàn hảo nhất thì các tín chủ nên viết bài văn khấn rằm tháng 7 thật cẩn thận để kêu cầu như ý, được thần linh chứng giám phù hộ độ trì.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img