Ngày rằm là một ngày cực kỳ quan trọng trong tháng và xuất hiện mặt trăng lớn. Bên cạnh đó, ngày nay được xem là là tâm can của người sống và người âm trở nên sáng suốt, thấu rõ lòng nhau hơn. Chính vì vậy, đây cũng là lúc nhiều hộ gia đình thực hiện các lễ cúng quan trọng để tạ ơn tổ tiên, tỏ lòng thành kính. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu về văn khấn ngày rằm chuẩn xác nhất nhé.
Ý nghĩa của cúng rằm
Theo như truyền thống văn hóa của dân tộc ta thì ngày rằm tức ngày 15 âm lịch hàng tháng sẽ là ngày cúng gia tiên, thần linh. Đối với những ngày này, các hộ gia đình sẽ thực hiện mua đồ cúng và chuẩn bị các lễ vật để dâng lên tổ tiên, ông bà cha mẹ… đã khuất để thể hiện văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Những ngày này thường xuyên kiêng kỵ tổ chức các việc đại sự như đám cưới, xây nhà, cất nhà…Ngày rằm hàng tháng được xem là ngày của Phật vậy nên các gia đình phải thực hiện thắp hương, đọc văn khấn ngày rằm để cầu mong được nhiều tốt lành về cho cho bản thân và người nhà.
Theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết, việc cúng ngày rằm và đọc văn khấn ngày rằm đã trở thành truyền thống của đất nước ta và thiên về văn hoá. Vào ngày này, vị trí giữa mặt trăng và mặt trời sẽ tạo thành một đường thẳng khi đó trái đất sẽ tạo ra xung năng lượng cực lớn. Điều này có thể gây ra bệnh dịch, tai nạn nhiều biến cố với con người nhân loại.
Chính vì lẽ đó, nhiều hộ gia đình đã thường xuyên thực hiện lễ cúng bái, đọc văn khấn ngày rằm cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, gặp nhiều may mắn và ngày càng phát triển trên con đường công danh sự nghiệp. Lễ cúng này mang ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với dân tộc Việt Nam.
Cách sắm lễ, mâm cúng
Theo quan niệm dân gian xưa, các ngày lễ, Tết hoặc ngày rằm được xem là một dịp quan trọng để gia đình tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà và các vị thần linh. Đây cũng là dịp để người sống tỏ lòng thành kính qua văn khấn ngày rằm, dâng hương hoa, trà quả, tiền vàng cho người đã khuất.
Bên cạnh đó, cúng ngày rằm gia chủ còn mong muốn các bậc tổ tiên đã khuất có thể mau chóng siêu sinh, phù hộ cho con cháu làm ăn thành đạt, thuận hòa trên dưới. Chính vì vậy, đối với ngày rằm để tỏ lòng thành kính thì các gia chủ nên chuẩn bị văn khấn ngày rằm thật chỉnh chu.
Bạn nên chuẩn bị những thứ bày lên bàn thờ như: Bình hoa, trái cây, đồ cúng, hương khói, tiền vàng…Đây là cách cầu khấn giúp cho ông bà, tổ tiên nhanh siêu thoát cũng như cầu mong cho gia đình được nhiều bình an.
Đây là nghi lễ quan trọng giúp bạn có thể cầu mong được mọi việc suôn sẻ, thành công và gặp may mắn trong cuộc sống. Việc thờ cúng gia tiên, thần linh trong ngày rằm không phải là một tín ngưỡng mê tín dị đoan mà là cách thức để thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc.
Cách sắm lễ
Việc cúng ngày rằm và đọc văn khấn ngày rằm được xem là một ngày lễ cực kỳ quan trọng đối với các hộ gia đình, để có thể thực hiện thành tâm nhất thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ vật lễ. Các đồ cần thiết như sau: Giá nến (chỉ mệnh kim), bàn thờ (chỉ mệnh mộc), chén nước (chỉ mệnh thủy), đèn dầu/ nến/ hương (chỉ mệnh hỏa), bát hương (chỉ mệnh thổ) tượng trưng cho tất cả các yếu tố phong thủy.
Khi thực hiện lễ cúng, bạn sử dụng hương để có thể kết nối với người khuất và đây là lời mời gọi thần linh hoặc gia tiên chứng giám hiển linh về gia đình. Chính vì vậy, việc thắp hương là cực kỳ quan trọng nó được xem là một tín ngưỡng văn hóa không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều đất nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc…
Ngoài ra, khi sắm lễ cúng bạn nên mua thêm đèn hoặc đến để thắp lên soi rọi đường lối cho tổ tiên về nhà. Đối với phật pháp, ánh nến được xem là triết lý cứu khổ trong cõi vô thường của con người có thể giúp tâm mọi người bừng sáng.
Cách bày mâm cúng
Ngoài việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm thì bạn cũng nên nên đi chợ và sắm sửa những đồ lễ bày mâm cúng chu đáo trước khi dâng lên tổ tiên. Theo tín ngưỡng dân gian ta thì một lễ cúng đầy đủ sẽ có các yếu tố như hương hoa, đăng, trà, quả, thực.
Trước tiên khi sốc mâm cúng, bạn nên chuẩn bị một bình hoa tươi có thể là các loài hoa như: Hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa lan, hoa ly… Yếu tố quan trọng nhất đó chính là bạn nên chuẩn bị hương và nến trước khi khi làm lễ cúng ngày rằm.
Tiếp theo đó, các hộ gia đình có thể chuẩn bị cau trầu các loại chè, thuốc… để dâng gia tiên. Gia chủ cúng nên sắm sửa mâm lễ với nhiều món như: Trái cây, hoa, đĩa xôi, gà luộc, thịt luộc, giò lụa…để tỏ lòng thành kính đối với ông bà đã khuất. Các hộ gia đình của có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo, nước, rượu… để mâm lễ cúng trở nên đầy đủ hơn.
Trong ngày rằm bạn có thể cúng mâm lễ chay hoặc mâm của bạn tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất trước khi dâng lễ cúng đó chính là thể hiện lòng thành của gia chủ thông qua mâm lễ và đọc văn khấn ngày rằm để kêu cầu cho gia đình.
Văn khấn ngày rằm cúng ở nhà
Văn khấn ngày rằm có ý nghĩa của kỳ quan trọng đối với lễ cúng. Đây được xem là lời ước nguyện của gia chủ đối với gia tiên, ông bà đã khuất. Hãy tham khảo một số bài văn khấn ngày rằm chi tiết tại nhà ngay sau đây:
Văn khấn ngày rằm cúng Thổ công ở nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (lặp lại liên tục trong 3 lần)
Con cúi đầu xin lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con cúi đầu xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con cúi đầu xin kính lạy ngài Đông Thần Quân.
Con cúi đầu xin kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch. Con cúi đầu xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần. Con cúi đầu xin kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần. Con cúi đầu xin kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là..
Tín chủ của con đang thành tâm sửa biện hương hoa, đăng trà, lễ vật, kim ngân, hoa quả, đốt nén hương thơm để dâng lên trước án. Chúng con cúi đầu xin kính mời: Ngài Kim niên đương đang cai, Thái tuế chí đức Tôn thần, quý ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương. Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.
Con cúi xin các ngài có thể nghe thấu lời mời, xót thương cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật cũng như phù trì tín chủ chúng con toàn gia đình an lạc, công việc hanh thông suôn sẻ, người người được bình an, hạnh phúc, sở cầu tất ứng.
Chúng con có chút ít lễ bạc tâm thành, con cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ( đọc và lạy 3 lần)
Văn khấn ngày rằm cúng gia tiên ở nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc và cúi quỳ lạy 3 lần).
Con cúi xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật và chư Phật mười phương. Con cúi đầu kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ và các chư vị Tôn thần. Con cúi lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
Con kính cúi xin lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là..
Tín chủ của con đang nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, công lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ mọn gồm: Hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con cúi xin kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, mời ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, mời ngài Bản gia Táo quân, mời Ngũ phương, Long mạch, mời Tài thần.
Tín chủ con thành tâm cúi lạy kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm về án tiền, đồng lai hâm hưởng và phù hộ cho gia chủ luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình luôn hòa thuận. Chúng con có chút lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi đầu xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc và lạy liên tiếp 3 lần trước bàn thờ).
Lưu ý khi cúng ngày rằm
Để buổi lễ cúng ngày rằm diễn ra tốt đẹp và hoàn hảo nhất thì bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị một bài văn khấn ngày rằm chuẩn xác. Thêm vào đó, gia chủ cũng nên lưu ý một số vấn đề liên quan đến việc thờ cúng như sau:
- Khi gia chủ tiến hành vái lạy tổ tiên thì phải thực hiện trang nghiêm thái độ nghiêm túc chuẩn mực.
- Người cúng phải ăn mặc chỉnh chu, giữ vệ sinh sạch sẽ đầu tóc gọn gàng.
- Khi tham gia đọc văn khấn ngày rằm người cúng phải đọc một cách rõ ràng mạch lạc không bị ngắt quãng.
- Trong quá trình cúng các hộ gia đình phải cúng Thổ công đầu tiên rồi mới đến gia tiên tiền tổ.
- Nếu bạn bày mâm lễ cúng có các món mặn thì nên chuẩn bị thêm bát, đĩa, đũa, thìa….để dâng lên bàn thờ.
- Lưu ý đồ thờ cúng phải sạch sẽ cũng như không dùng chung với mọi người trong gia đình để không bị nhiễm ô uế. Đây cũng là cách để tỏ lòng thành kính đối với Phật và các bậc tiền tổ đã khuất trong gia đình.
Kết luận
Ngày rằm được xem là một ngày ngày để con cháu thể hiện lòng thành kính sự tôn nghiêm đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Để tăng sự linh thiêng cũng như kêu cầu được như ý thì các hộ gia đình phải thực hiện viết bài văn khấn ngày rằm thật chi tiết. Khi có bài khấn, lễ cúng sẽ trở nên trang nghiêm và gia chủ sẽ dễ dàng cầu được như ý nguyện.