HomeBlogVăn khấn mùng 1 Tết chi tiết, thành tâm cho hộ gia...

Văn khấn mùng 1 Tết chi tiết, thành tâm cho hộ gia đình

- Advertisement -spot_img

Mùng 1 Tết được biết đến là dịp lễ quan trọng để con chúa thắp hương, lạy ơn ông bà, tổ tiên đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và phù hộ độ trì. Theo đó, vào khoảng thời gian này các hộ gia đình sẽ tỏ lòng thành kính bằng việc dâng lên bàn thờ mâm cơm cúng và đọc văn khấn mùng 1 Tết. Đây là một nghi thức quan trọng mang ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh và cầu chúc cho gia đình năm mới thuận buồm xuôi gió, làm ăn thăng tiến. 

Tại sao gia đình cần chuẩn bị bài văn khấn mùng 1 Tết?

Tết Nguyên Đán là một trong các nét đẹp cổ truyền của dân tộc ta, vào dịp này các hộ gia đình sẽ chuẩn bị những mâm lễ vật để kêu cầu cho năm mới bình an, gặp nhiều thuận lợi và phát đạt trên con đường công danh. Ngày mùng 1 Tết cũng là dịp quan trọng để ông bà, gia tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, gia đình sum vầy.

Khi thực hiện dâng mâm lễ vật, các tín chủ sẽ đọc bài văn khấn mùng 1 Tết để kêu cầu cho mọi người trong nhà gặp bình an, hưng thịnh và phát đạt trong năm mới. Thêm vào đó, văn khấn là tấm lòng thành kính của gia chủ, là những điều mà con cháu muốn tỏ lòng đối với ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa rất quan trọng. 

Trong văn khấn mùng 1 Tết sẽ là lời kêu cầu, dâng lễ trình bày thông tin về ngày tháng, nơi ở, mục đích của lễ, tên những người trong gia đình, lời cầu xin các vị thần linh, tổ tiên thương xót phù hộ độ trì để gia đình tín chủ gặp may mắn. Đây cũng là cầu nối giữa người âm và người ở cõi dương gian, hy vọng các vị thần linh có thể nghe thấu và phù hộ cho cả gia đình gặp nhiều phúc lộc. 

Văn khấn mùng 1 Tết để kêu cầu cho mọi người gặp bình an
Văn khấn mùng 1 Tết để kêu cầu cho mọi người gặp bình an

Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết

Vào ngày mùng 1 Tết, các hộ gia đình thường chuẩn bị mâm cơm mặn tươm tất để tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với các bậc gia tiên, vong linh Tổ tiên, các Thần thánh, chư vị Thánh hiền đã giúp bao bọc, che chở và phù hộ cho gia chủ. 

Ngoài việc lau dọn bàn thờ, chuẩn bị những thực phẩm cần thiết như: Trầu cau, nước, rượu… thì các tín chủ nên chuẩn bị thêm các mâm cỗ để dâng lên tổ tiên tỏ tấm lòng thành kính. Mâm cỗ Tết nên được chuẩn bị tươm tất, có đủ thứ lễ dâng,  chế biến tinh khiết, đầy đặn và thể hiện lòng trang nghiêm.

Mâm lễ mặn

Vào ngày mùng 1 Tết thì các hộ gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm mặn theo đúng truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam ta. Trong mâm lễ sẽ có các món ăn mặn theo truyền thống văn hoá của cả vùng miền và nét đặc trưng trong phong tục của mỗi hộ gia đình.
Nhiều tín chủ kiêng sát sinh ngày đầu năm nên thường chuẩn bị mâm gà cúng từ đêm ngày 30 Tết. Nghi lễ cúng cơm mặn nên được cử hành vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết, lẽ vật đang lên phải đầy đủ các yếu tố như: Hương, hoa tươi, nước sạch, trầu cau, rượu, đèn dầu…. Một số món mặn sẽ được chuẩn bị trong mâm cúng như: 

  • Bánh chưng
  • Xôi
  • Cá kho
  • Thịt kho tàu
  • Giò
  • Chả
  • Nem
  • Rượu
  • Cơm
  • Canh

Mâm cơm cúng dâng lên phải có đủ món, sửa soạn tươm tất, khi dâng lên thì chủ nhà sẽ thực hiện lạy tổ tiên để tỏ lòng thành kính trước khi bắt đầu lễ cúng. Mâm lễ cúng mặn sẽ phụ thuộc nhiều vào văn hoá tín ngưỡng của mọi vùng và không có quy chuẩn cố định. Các gia chủ nên bày lễ thành tâm và trang nghiêm nhất để tỏ lòng cảm tạ ơn đức của gia tiên, tiền tổ. 

Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết
Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết

Mâm lễ chay

Ngoài việc chuẩn bị mâm cơm mặn ở ngày mùng 1 Tết thì các gia chủ cũng nên chuẩn bị một mâm lễ hoa quả để tôn kính dâng lên thần linh, ông bà và cầu chúc cho một năm mới bình an. Vật phẩm làm nghi lễ cúng chay sẽ bao gồm những món như: 

  • Mâm ngũ quả
  • Hương hoa
  • Giấy tiền vàng mã
  • Đèn
  • Nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo

Lễ vật dâng lên cúng trong năm mới được bày biện theo nhu cầu của tường hộ gia đình và thể hiện tâm thành của gia chủ, không bắt buộc theo quy cũ. Các gia chủ có thể cúng mâm chay thay vì mâm cơm mặn theo truyền thống tín ngưỡng của mình. 

Trong khi làm mâm lễ cúng các gia chủ nên lưu ý chuẩn bị hương và đèn, đây là yếu tố bắt buộc cần có để nghi lễ cúng diễn ra thiêng liêng và thành tâm, thành kính nhất. Bạn nên chuẩn bị thêm bình hoa để dâng cúng, tạo nên không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy và ngát mùi hương trên bàn thờ. 

Văn khấn mùng 1 Tết gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật! 

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. 

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, các bá thúc và huynh đệ, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày….

Chúng con là:…

Ngụ tại:…

Nhân dịp ngày theo tuế luật, âm dương vận hành, đã tới tuần Nguyên đán, mồng một Tết đầu xuân, chào đón mừng năm mới.Chúng con và gia quyến trong nhà sửa sang lễ vật, chuẩn bị chút hương hoa nước quả, thắp nén tâm hương để cúi đầu thành kính dâng lên trước án.

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, các bá thúc đệ huynh, các quý cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn ở nội ngoại, cúi xin thương xót cho con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng để phù hộ độ trì con cháu mạnh khỏe, năm mới an khang, hạnh phúc, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp kinh doanh hanh thông, bốn mùa không lo vấn đề hạn ách nào xâm hại.

Chúng con có chút lễ bạc nhưng tâm thành, trước án xin cúi đầu kính lễ, cúi xin được chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật 

Văn khấn mùng 1 Tết gia tiên
Văn khấn mùng 1 Tết gia tiên

Văn khấn mùng 1 Tết Thổ công

Nam Mô A di đà Phật!

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương.

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy Thần Linh Đất nước, các ngài Thổ thần bản cảnh, các Quan đương niên đương cảnh, các ngài Thành Hoàng bản thổ, các ngài Táo Quân thần chủ, ngài Chúa đất long mạch, Thần tài, ngài Tiền chủ, Hậu chủ, ngài  Táo phủ thần quân.

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ ……

Con và gia quyến cúi đầu thành tâm lạy Cao Tằng Tổ Khảo, các Cao Tằng Tổ Tỷ, các Cô Di Tỷ Muội, mọi Thúc Bá Đại Huynh, các Chầu Bà Tổ Cô, các Cô Bé tại gia, các Cậu Bé tại gia, các thần linh Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực và Hữu thực vô danh dòng họ: …

Hôm nay là ngày ……

Phu thê chúng con có lòng thành tâm đốt nén nhang bát nước … Dâng kính đức Phật Thánh, các Quan, các Chư vị Tổ Tông chứng minh cho công đức, chứng tâm nhận chút lễ, phù hộ độ trì cho con. Xin các ngài phù hộ cho gia đình chúng con được núp bóng cửa nhà, đắc kỳ tài, nhận sai kỳ lộc, phu thê luôn hòa thuận, gia chung bình an mạnh khoẻ, lộc tài vượng tiến, làm ăn phát đạt. 

Nam Mô A di đà Phật!

Văn khấn mùng 1 Tết Thổ công
Văn khấn mùng 1 Tết Thổ công

Sự khác nhau giữa việc cúng 1 Tết và cúng 1 đầu tháng

Theo quan niệm tâm linh của người xưa cho biết, lễ cúng và đọc văn khấn mùng 1 Tết và nghi thức cúng vào ngày mùng 1 của tháng thì khá tương đồng nhau. Mâm cỗ cúng 1 Tết hay cúng 1 đầu tháng đều là tấm lòng thành tâm thành khẩn của các gia chủ.

Nét tương đồng

Các nghi lễ này đều tỏ lòng biết ơn sâu sắc của những người con đối với ông bà, tổ tiên, những người đã có công dưỡng dục sinh thành và phù hộ độ trì để con cháu làm ăn buôn bán, công việc thuận lợi. Các nghi thức đọc văn khấn mùng 1 Tết và ngày mùng 1 hàng tháng đều được diễn ra tương đồng, thể hiện tấm lòng của con cháu đối với bề trên. 

Nghi thức và đồ lễ cúng cả hai ngày này đều có những nét tương đồng nhau. Trong quá trình dâng lễ cũng cần có đủ các yếu tố, lễ vật như: Đèn nến, vàng mã, hoa quả, trà rượu, bánh kẹo,bài khấn….Nghi thức cúng và các hình thức dâng hương vẫn được cử hành tương tự nhau, thể hiện được tấm chân tình của cháu con với ông bà tổ tiên, thể hiện đạo hiếu uống nước nhớ nguồn. 

Sự khác biệt

Theo văn hoá tâm linh người Việt, nghi lễ cúng mùng 1 hàng tháng là một nghi lễ quan trọng để các gia đình cầu mong cho tháng mới mọi việc làm ăn luôn tấn tài, tấn lộc,mạnh khoẻ bình an. Đây là một tập tục lâu đời gắn liền với tín ngưỡng của dân ta. Vào các ngày lễ này các gia chủ sẽ đọc bài văn khấn và dâng mâm hoa quả lên bàn thờ. 

Đối với việc cúng và đọc bài văn khấn mùng 1 Tết lại đóng vai trò rất quan trọng. Đây không chỉ là nghi lễ để ông bà tổ tiên về đoàn tụ trong năm mới cùng con cháu mà còn là nét văn hoá cao quý trong tập tục truyền thống Việt ta. Vào ngày này, mọi nghi thức cúng sẽ được diễn ra ở nhà Thờ họ trước để tỏ lòng thành với thần linh, gia tiên. 

Mâm cơm dâng lên phải thành kính và là mâm cỗ mặn để tỏ lòng cảm tạ với ông bà dòng tộc. Trên mâm cỗ sẽ bày biện các món như: Thịt gà, xôi, bánh chưng, tôm, cá, giò, chả….Ngày đọc văn khấn mùng 1 Tết luôn được cử hành trang trọng hơn các nghi lễ của mùng 1, nghi thức cúng cũng tươm tất hơn. 

Sự khác nhau giữa việc cúng 1 Tết và cúng 1 đầu tháng
Sự khác nhau giữa việc cúng 1 Tết và cúng 1 đầu tháng

Kết luận

Văn khấn mùng 1 Tết luôn là một trong các nghi thức tâm linh, tín ngưỡng của người dân ta. Đây là một cách thức để con cháu thể hiện đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, các vị thần linh đã ngày đêm bảo vệ che chở cho con cháu gặp thuận lợi, suôn sẻ trong công việc làm ăn, kinh doanh. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img