HomeVăn khấnVăn khấn hóa vàng thông tin quan trọng mà tín chủ cần...

Văn khấn hóa vàng thông tin quan trọng mà tín chủ cần biết

- Advertisement -spot_img

Từ xưa đến nay, hóa vàng được xem là một phong tục tín ngưỡng tập quán của dân tộc Việt Nam. Sau khi Tết Nguyên Đán kết thúc thì các hộ gia đình sẽ hóa vàng để đưa tiễn gia tiên. Vậy nên hóa vàng vào ngày bao nhiêu cho thích hợp cũng như viết bài văn khấn hóa vàng ra sao? Gia chủ hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để nắm bắt thêm kinh nghiệm nhé. 

Tục lễ hóa vàng là gì?

Hoá vàng hay còn gọi là một hình thức dâng lễ lên cúng tổ tiên thần linh đã khuất. Các gia chủ sẽ thực hiện mua vàng mã, tiền vàng, các đồ dùng điện tử, trang sức…để gửi đồ cho những người ở bên kia thế giới. Đây cũng được xem là một cách tri ân và thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà đã khuất. 

Theo quan niệm dân gian, phong tục đốt vàng mã và đọc văn khấn hóa vàng được xem là cách thức để gia chủ lễ tạ những người đã chứng giám, phù hộ cho gia đình mình trong năm vừa qua. Việc hóa vàng sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục tập quán riêng biệt của mỗi địa phương.

Theo quan niệm của dân gian cho biết, tập tục đọc văn khấn hóa vàng  xuất hiện rất nhiều và được xem là một tín ngưỡng cực kỳ quan trọng của người dân nước ta. Các hộ gia đình thường xuyên hóa vàng vào những ngày mùng 1 ngày Rằm để giúp người âm có thêm ngân lượng chi tiêu. 

Thêm vào đó, ngày 23 tháng chạp hàng năm đây cũng được xem là một dịp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời và nhiều hộ gia đình sẽ cúng tất niên và dọn dẹp lại bàn thờ, hóa vàng để chuẩn bị đón thần linh mới. Sau đó, vào ngày mùng 3 Tết các hộ gia đình cũng sẽ tổ chức mâm cơm cúng và thực hiện đọc văn khấn hóa vàng.

Hoá vàng là hình thức dâng lễ lên cúng tổ tiên đã khuất
Hoá vàng là hình thức dâng lễ lên cúng tổ tiên đã khuất

 

Thời gian đốt và đọc văn khấn hóa vàng là bao giờ?

Thời gian hóa vàng phổ biến nhất thường được tổ chức vào các ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch của tháng. Đây được xem là khoảng thời gian chung để mọi người có thể gửi ngân lượng cho những người đã khuất. Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã và đọc văn khấn hóa vàng thể hiện lòng thành kính, dâng lên tổ tiên để người âm có ngân lượng chi tiêu. 

Bên cạnh đó, trong những ngày Tết Nguyên Đán các hộ gia đình sẽ thực hiện cúng mời tổ tiên, thần linh về nhà ăn tết cùng gia đình và con cháu. Sau khi kết thúc tết vào khoảng thời gian từ ngày mùng 3 cho đến mùng 10 âm lịch các hộ gia đình sẽ đưa tiễn ông bà tổ tiên và thực hiện nghi lễ hóa vàng. 

Theo quan niệm dân gian xưa trong khoảng từ ngày mùng 3 đến mùng 7 Tết sẽ là thời điểm thích hợp nhất để mọi người làm lễ đưa tiễn ông bà và tổ chức lễ hóa vàng. Nghi lễ này các gia đình sẽ thực hiện mâm cơm cúng và viết bài văn khấn hóa vàng để tỏ lòng tôn kính cũng như sự thành tâm đối với gia tiên.

Mùng 3 đến mùng 7 Tết sẽ là thời điểm thích hợp để hóa vàng
Mùng 3 đến mùng 7 Tết sẽ là thời điểm thích hợp để hóa vàng

Mâm cúng hóa vàng bao gồm những thứ gì?

Các gia đình sẽ chuẩn bị các mâm cỗ hóa vàng cũng như văn khấn hóa vàng chỉnh chu, tỉ mỉ dâng lên tổ tiên. Đây cũng là hình thức đưa các loại tiền vàng, sản phẩm giá trị vật chất đến cho thần linh, gia tiên.  

Để mâm cúng hóa vàng được trọn vẹn và đầy đủ nhất thì các hộ gia đình sẽ thực hiện làm mâm cúng mặn và mâm chay hoặc hoa quả để tỏ lòng thành kính. Bên cạnh đó, gia chủ nên lưu ý chuẩn bị đầy đủ các món để việc làm lễ trở nên linh thiêng hơn. 

Mâm lễ mặn dâng lên cùng văn khấn hóa vàng

Để bài trí mâm cúng hoa văn được đầy đủ và chi tiết nhất thì các bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Một mâm cơm cúng sẽ bao gồm những thứ quan trọng như sau:

  • Gà luộc nguyên con được bày biện chi tiết, cẩn thận, có gắn hoa ở mỏ. 
  • Bánh chưng được coi là sự trung hòa của trời đất và được dâng lên mâm cỗ cúng hóa vàng. 
  • Trong mâm cơm cúng các hộ gia đình của có thể chuẩn bị thêm dưa hành để thể hiện nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.
  • Mâm lễ cũng sẽ bao gồm thịt mỡ, các loại món nem nộm, phở cuốn… phù hợp với điều kiện của gia đình cũng như phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau. 
  • Mâm cơm cúng hóa vàng cũng có thể được bày biện thêm cá rán, đậu phụ rán, các loại thịt kho, cá kho, nem chua…. theo khẩu vị của mỗi gia đình. 

Mâm lễ chay

Đối với các hộ gia đình nếu bạn không thực hiện cũng mâm lễ cúng mặn thì bạn có thể lựa chọn mua các thực phẩm chay ở cửa hàng như sau: Thịt chay, cá chay, gà chay, tôm chay, rau…Để có thể bài trí một mâm cũ hoàn hảo nhất thì bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng hấp dẫn. 

Các hộ gia đình cũng có thể để sử dụng thêm một mâm lễ trái cây để tỏ lòng thành kính với gia tiên, tiền Tổ. Một số loại trái cây bạn nên sử dụng khi sắm lễ, cụ thể như: 

  • Mãng cầu
  • Dừa
  • Đu đủ
  • Xoài
  • Sung

Bên cạnh đó, trong quá trình bày mâm lễ bạn để chuẩn bị thêm cau trầu, rượu nước đèn nến và bánh kẹo trước khi cúng. Mâm lễ không cần quá cầu kỳ và chủ yếu thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các bậc gia tiên đã khuất. Đặc biệt, trong mâm lễ hóa vàng gia đình cũng nên chuẩn bị thêm tiền vàng cùng hoa tươi để dâng lên bàn thờ.

Mâm lễ chay và đọc văn khấn hóa vàng vào dịp tết cổ truyền
Mâm lễ chay và đọc văn khấn hóa vàng vào dịp tết cổ truyền

Lễ vật dâng cúng gồm có gì?

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho biết, lễ vật dâng lên cúng hóa vàng sẽ bao gồm như: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, bánh kẹo, một mâm lễ mặn hoặc mâm cơm ngày Tết đầy đủ, trọn vẹn. Nghi lễ cúng này vừa thể hiện yếu tố tâm linh của gia chủ cũng như là dịp để mọi người trong gia đình tụ họp sum vầy cùng nhau.

Ngày lễ hóa vàng được xem là ngày cuối cùng của Tết, mọi người chuẩn bị chia tay nhau để vào guồng làm việc. Chính vì vậy, lễ cúng này cũng được xem là mâm cũ đầy đủ được nhiều gia đình chuẩn bị chu toàn. Lễ vật cúng có thể làm mâm cơm chay, mâm cơm mặn hoặc hoa quả tùy thuộc vào điều kiện và lòng thành tâm của tín chủ.

Bên cạnh đó, các bài cúng văn khấn hóa vàng sẽ được dâng lên để cầu mong cho gia đình, họ hàng sung túc no ấm hơn. Nhiều tín chủ cũng dâng lên tấu sớ và chuẩn bị đèn, nến rất tỉ mỉ để lễ cúng tươm tất hơn. 

Để lễ cúng trở nên hoàn tất hơn thì việc viết bài văn khấn hóa vàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các hộ gia đình. Bài văn khấn hóa vàng đầy đủ chi tiết nhất sẽ khiến thần linh động lòng và dõi theo mọi người trong gia đình. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để để gia chủ có thể kêu cầu cho thành viên trong nhà gặp may mắn, mạnh khỏe, bình an. 

Lễ vật dâng cúng đầy đủ kèm theo văn khấn hóa vàng
Lễ vật dâng cúng đầy đủ kèm theo văn khấn hóa vàng

Các bài văn khấn hóa vàng chuẩn nhất cho gia chủ

Các gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn hóa vàng chi tiết ngay sau đây.  

Nam mô A-di-đà Phật (các thành viên trong mâm lễ cúng vái 3 lần)

Chúng con quỳ xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Gia chủ chúng con quỳ xin kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Gia chủ chúng con quỳ xin kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ.

Gia chủ chúng con quỳ xin kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng.

Gia chủ chúng con quỳ xin lạy Thổ địa, Táo quân.

Gia chủ chúng con quỳ xin kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là …

Chúng con là: …

Ngụ tại….

Gia chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, các loại phẩm vật, phù tửu lễ nghi, vàng mã, tiền, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Nay tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, con xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ các Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Gia chủ chúng con quỳ xin kính lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, may mắn, con cháu được bách sự như ý, làm ăn phát đạt, vạn sự bình an, tài lộc luôn song toàn, gia đạo hưng vượng, lộc lá.

Gia chủ chúng con có chút lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin các ngài chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (Các thành viên trong gia đình lạy 3 lần)

Sau bài văn khấn hóa vàng cần làm gì?

Sau khi các hộ gia đình đọc bài văn khấn hóa vàng hoàn tất thì mọi người sẽ chờ đợi trong một tuần hương tàn. Khi hương tàn mọi người sẽ khấn lại và gia đình dọn cổ và thụ lộc đã thắp hương trước đó. 

Trước khi vào mâm cơm, mọi người sẽ mang tiền vàng mã để đi hóa cho gia tiên, thần linh dưới cõi âm. Sau khi hóa vàng xong thì mâm cơm cúng sẽ được hạ xuống để cả gia đình cùng thưởng thức. Mâm cơm hóa vàng được xem là dịp để mọi người chia tay nhau trong dịp Tết và hẹn ngày đoàn tụ trong năm mới.

Nếu mâm lễ trên bàn thờ còn thừa nhiều các gia đình sẽ gói ghém chia lộc cho mọi thành viên và con cháu. Lễ hoá vàng này cũng được xem là cơ hội để để con cháu tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên cha mẹ đã khuất. Đây cũng là một phong tục tập quán cực kỳ tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam. 

Nghi lễ hoá vàng diễn ra tốt đẹp sẽ giúp các con cháu yên tâm đi làm ăn xa cũng như được phù hộ độ trì cho sức khỏe, bình an, công việc thuận lợi. Tổ tiên sẽ phù hộ cho cho con cháu kinh doanh buôn bán thành công, việc làm ổn định, thuận buồm xuôi gió.

Hạ lễ khi đọc bài văn khấn hóa vàng hoàn tất
Hạ lễ khi đọc bài văn khấn hóa vàng hoàn tất

Kết luận

Nghi lễ hóa vàng được xem là một ngày lễ cực kỳ trang nghiêm đối với các hộ gia đình và thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc nước ta. Để lễ cúng này diễn ra hoàn tất, linh thiêng nhất thì bạn nên chuẩn bị bài văn khấn hóa vàng chi tiết và bày mâm cỗ đầy đủ để tỏ lòng thành kính với gia tiên đã khuất. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img