HomeGóc tâm linhVăn khấn giao thừa trong nhà chuẩn nhất cho các hộ gia...

Văn khấn giao thừa trong nhà chuẩn nhất cho các hộ gia đình

- Advertisement -spot_img

Lễ cúng giao thừa được xem là thời khắc cực kỳ thiêng liêng, quan trọng diễn ra sự giao hòa giữa năm mới và năm cũ. Nghi lễ này từng được diễn ra cực kỳ thành kính và trang trọng, thể hiện sự sự biết ơn của gia chủ đối với những bậc gia tiên, tiền Tổ đã phù hộ trong năm vừa qua. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu về văn khấn giao thừa trong nhà ngay nhé. 

Tìm hiểu văn khấn giao thừa trong nhà hằng năm là gì?

Văn khấn giao thừa trong nhà được xem là một phần cực kỳ quan trọng của lễ cúng. Đây được xem là cách thể hiện mong muốn, ước nguyện và lời cầu khuẩn của gia chủ đối với thần linh để hy vọng một năm mới bình an, phát đạt, nhiều tài lộc và mạnh khỏe. Việc tổ chức nghi lễ cúng giao thừa luôn được các gia đình chú trọng và tổ chức cực kỳ quy mô. 

Văn khấn giao thừa trong nhà được xem là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong đêm 30 Tết và thời khắc này được xác định là sự chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Một bài văn khấn ý nghĩa sẽ giúp gia chủ kêu cầu được như ý nguyện cũng như khiến các bậc tổ tiên hiển linh phù hộ. 

Văn khấn giao thừa trong nhà là phần quan trọng của lễ 
Văn khấn giao thừa trong nhà là phần quan trọng của lễ

Thời khắc giao thừa là gì?

Theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết giao thừa thường được xác định từ khoảng 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Đây được xem là khoảng thời gian giao thoa giữa năm cũ và năm mới và thường xuyên được cử hành vào giờ Tý mỗi năm. 

Theo các quan điểm truyền thống thì đây là thời khắc cực kỳ thiêng liêng, trời đất giao hòa âm dương gặp gỡ, mọi điều trong năm cũ đều được xóa bỏ thay vào đó là sự mới mẻ tinh khôi của năm mới. Trong thời khắc này, mọi người đều hi vọng năm tới có thể làm ăn phát tài, phát lộc gia đình mạnh khỏe thịnh vượng, tăng tiến. 

Thời khắc giao thừa là thời điểm đẹp nhất của năm và trẻ nhỏ thêm tuổi, người già ngày càng trường thọ, vạn vật mở mang sức sống mới. Ở thời khắc này các vị hành khiển cũ sẽ bàn giao lại công việc cho những vị thần mới để họ có thể cai quản tốt hơn trong năm mới.

Thời khắc giao thừa là thời điểm đẹp nhất của năm
Thời khắc giao thừa là thời điểm đẹp nhất của năm

Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời có những gì?

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới này rất nhiều hộ gia đình đã thực hiện mâm lễ cực kỳ chỉn chu để cúng trong nhà và ngoài trời. Mâm lễ này được bày lên để tỏ lòng thành kính, thiêng liêng cũng như hi vọng một năm mới có thể làm ăn phát đạt, giàu sức khỏe, bình an. 

Theo truyền thống Việt Nam ta thì mọi người sẽ bày mâm cúng theo hai hình thức đó là cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Các bước để được bày cụ thể chi tiết như sau: 

Mâm cúng trong nhà

Mâm cỗ cúng là một hình ảnh biểu tượng cho sự sung túc, đong đầy ấm no hạnh phúc của gia đình. Chính vì vậy, trong ngày lễ giao thừa mọi người thường bày trí mâm cỗ cực kỳ đầy đủ với các món mặn và món ngọt để dâng lên gia tiên. Mâm cỗ mặn cúng trong nhà thường có các món như sau: 

  • Bánh chưng 
  • Giò
  • Chả 
  • Xôi gấc 
  • Thịt gà 
  • Rượu 

Ngoài những lễ vật nêu trên thì bạn cũng có thể chuẩn bị một số món ăn cực kỳ gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Cá rán, đậu phụ rán, trứng rán, dưa hành, cá kho…Các mâm lễ bày lên bàn thờ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình cũng như phong tục tập quán của các vùng miền. 

Trong mâm lễ cúng giao thừa bạn có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng bằng đồ ngọt hoặc đồ chay tùy thuộc theo sở thích của gia đình. Mâm lễ sẽ bao gồm các thực phẩm như: 

  • Bánh kẹo 
  • Mứt tết 
  • Hoa 
  • Đèn (nến) 
  • Hương
  • Chè thuốc
  • Nước lọc
  • Hoa quả

Sau khi thực hiện bày mâm lễ cúng hoàn tất thì gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ đứng khấn cầu các vị thổ công, thần tiên cai quản và mời gia tiên về ăn tết cùng gia đình. Gia chủ sẽ thực hiện đọc văn khấn giao thừa trong nhà để kêu cầu cho con cháu gia đình năm mới bình an, hạnh phúc, an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt tươi. 

Mâm cúng và chuẩn bị thêm văn khấn giao thừa trong nhà
Mâm cúng và chuẩn bị thêm văn khấn giao thừa trong nhà

Mâm lễ cúng ngoài trời

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời thì mâm cúng thường chuẩn được chuẩn bị lễ vật cực kỳ chu đáo. Những thứ cần thiết phải chuẩn bị chi tiết như sau: 

  • Sớ cúng Quan Hành Khiển
  • Gà trống tơ luộc
  • Bánh chưng
  • Xôi gấc và giò
  • Chè, thuốc
  • Đèn nến, hương hoa
  • Tiền vàng 
  • 1 mũ chuồn

Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ nhất thì các gia đình cũng nên có văn khấn giao thừa chi tiết để kêu cầu mọi sự bình an, may mắn. Các lễ vật nên bày ra trước sân nhà trước khi lấy cúng để tránh tình trạng thiếu sót khi bày lễ. 

Cách làm lễ cúng vào đêm giao thừa 30 Tết

Cách làm lễ cúng đêm giao thừa 30 Tết sẽ phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của hộ gia đình cũng như phong tục tập quán của mỗi địa phương trên đất nước. Một vài cách thức, lưu ý sau đây sẽ giúp bạn chuẩn bị được lễ cúng tươm tất nhất. 

  • Trong một mâm lễ vật sẽ luôn bao gồm các các đồ như: Trà, rượu, nến, hoa quả, hương, chè, thuốc, hoa, cỗ chay hay cỗ mặn….Nhìn chung, mâm lễ cúng ở ngoài trời sẽ không cần cầu kỳ như mâm lễ cúng trong nhà tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý phải chuẩn bị thêm 1 mũ chuồn cho quan Hành khiển.
  • Cúng giao thừa cũng được xem là một nghi thức để tiễn đưa những thần linh cũ và chào đón những thần linh mới về cai quản việc trong nhà. Chính vì vậy, để có một năm mới thuận lợi và gặp nhiều may mắn thì gia chủ nên làm lễ cúng thật chỉn chu, đầy đủ. 
  • Trong quá trình cùng bạn nên lưu ý cho mâm lễ nên được bài trí tỉ mỉ để thể hiện lòng thành kính của gia chủ cũng như cầu mong được mọi sự may mắn tốt đẹp đến với gia đình mình. Cúng giao thừa nên được hoàn thành trước 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết để trở nên linh thiêng nhất. 
Cách làm lễ cúng vào đêm giao thừa 30 Tết
Cách làm lễ cúng vào đêm giao thừa 30 Tết

Văn khấn giao thừa trong nhà đêm 30 Tết

Hiện nay, có rất nhiều gia đình đang tìm hiểu thông tin liên quan đến bài văn khấn giao thừa trong nhà đêm 30 Tết. Việc cúng thành tâm sẽ giúp gia chủ cầu được nhiều vận may, gặp nhiều thuận lợi suôn sẻ trong công việc. Một số bài văn khấn tiêu biểu sau đây sẽ giúp bạn có thể cầu được như ý. 

Trong quá trình cúng gia chủ nên thành tâm trình bày văn khấn giao thừa trong nhà nghiêm túc, rõ ràng, mạch lạc để trời đất thần linh và gia tiên có thể chứng giám. Khung thời gian cử hành lễ cúng giao thừa sẽ diễn ra vào khoảng giờ Tý từ 23 giờ ngày 30 Tết cho đến 11 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.  

Văn khấn giao thừa trong nhà truyền thống 

Gia chủ con kính cẩn xin lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Chư Vị Tôn Thần.

Chúng con kính cẩn xin lạy Long Mạch, Táo Quân, Chư Vị Tôn Thần

Con xin lạy các cụ Tiên Tổ nội ngoại Chư vị tiên Linh 

Nay nhân dịp giây phút giao thừa giữa năm…

Chúng con là: …

Tuổi…

Ngụ tại: …

Thời khắc giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý ngày đầu xuân, đón mừng Tết Nguyên đán, gia chủ chúng con thành tâm, tu viện hương hoa phẩm vật, đăng trà, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng giàng Phật- Thánh, dâng hiến lên tôn Thần, tiến cúng cho Tổ tiên, đốt nén tâm hương và dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con cúi xin kính mời:

Các cụ tổ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ và các Bá thúc đệ huynh, các Cô di tỷ muội ở nội tộc, ngoại tộc, các chư vị hương linh, con cúi xin giáng phó linh sàng lâm thụ hưởng lễ vật. Tín chủ của chúng con lại thành tâm kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong vùng đất này, nhân tiết đêm giao thừa, giáng lâm xuống trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật, lòng thành của chúng con.

Nguyện cho chúng con, tân niên gặp khang thái, ngày đêm tốt lành, mạnh khoẻ, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, làm ăn thịnh vượng. Giải tấm lòng thành này con cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn giao thừa trong nhà truyền thống

Văn khấn giao thừa trong nhà theo sách Văn khấn Nôm

Nam mô A di đà Phật (gia chủ và các thành viên lạy liên tiếp 3 lần)

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy Đức Bồ-Tát Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, các chư vị tôn thần

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển và Ngũ Nhạc chi Thần

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan.

Chúng con xin kính cẩn cúi lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, các Táo quân, các chư vị tôn thần.

Nay là:…

Giao thừa năm…

Tín chủ con:…

Ngụ tại:….

Nhân dịp buổi tân xuân, tín chủ của chúng con thành tâm, sửa biện những hương hoa phẩm vật, thực hiện nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến lên Tôn thần, đốt nén tâm hương, và dốc lòng bái thỉnh.

Cầu nguyện cho tín chủ của con minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, mạnh khoẻ, phát đạt, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo luôn hưng long thịnh vượng, bách sự dễ dàng hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn từ trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con cúi xin kính cẩn tiến dâng lễ vật và  thành tâm cầu nguyện. 

Nam mô A di đà Phật (Các thành viên trong gia đình cúi lạy 3 lần)

Kết luận

Văn khấn giao thừa trong nhà là một nghi thức cực kỳ quan trọng giúp gia chủ có thể kêu cầu như ý nguyện và thể hiện lòng thành kính linh thiêng đối với tổ tiên, ông bà đã khuất. Việc đọc văn khấn này cực kỳ quan trọng chính vì vậy, mọi người trong gia đình phải thể hiện sự tôn kính, ăn mặc trang nghiêm, giữ vệ sinh sạch sẽ và chỉn chu khi làm lễ. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img