HomeTín ngưỡngTứ Phủ và thông tin liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng

Tứ Phủ và thông tin liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng

- Advertisement -spot_img

Đạo thờ mẫu đã xuất hiện cực kỳ sớm tại đất nước ta và được xem là một hệ thống tư tưởng tín ngưỡng ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Việc sùng bái các vị thần linh, đặc biệt là các vị nữ thần được hình thành một cách mạnh mẽ, mang đậm bản sắc. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu về việc thờ Tứ Phủ nhé.  

Tứ Phủ Công Đồng là gì?

Tứ Phủ là một khái niệm có mối quan hệ cực kỳ mật thiết đối với tín ngưỡng thờ mẫu của dân tộc Việt Nam. Việc thờ phụng này nhằm vinh danh các vị thần có công ở nước ta. Hiện nay, nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm là một trong bốn vị được nhập vào Tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên, được nhiều người tôn kính. 

Ở khu vực miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa và Mẫu Địa phủ, vị Mẫu thứ tư được dân gian thờ cúng. Thêm vào đó, hệ thống Tứ Phủ gắn liền với hệ thống Tam Phủ và có 3 vị mẫu đệ nhất, đệ nhị, và đệ tam được nhân dân tôn kính hết lòng.

Tứ Phủ là một hệ thống được xây dựng và phát triển dựa trên Tam phủ và cộng thêm Mẫu Liễu để nhân dân thể hiện lòng thành kính tôn nghiêm. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Tứ Phủ được xem là một hình thức truyền miệng nên các thông tin lịch sử không có tài liệu rõ ràng và việc nghiên cứu bị hạn chế.

Mọi thông tin liên quan đến Tứ Phủ đều do dân gian truyền miệng và mỗi vùng sẽ có một cách lý giải, một phương hướng định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, tín ngưỡng cực kỳ quan trọng, giúp nhân dân ta tỏ lòng thành kính với các vị mẫu giúp ích cho dân tộc. 

Tứ Phủ có mối quan hệ mật thiết đối với tín ngưỡng thờ mẫu 
Tứ Phủ có mối quan hệ mật thiết đối với tín ngưỡng thờ mẫu

Các vị Thần được thờ ở trong Tứ Phủ bao gồm ai?

Tín ngưỡng thờ mẫu Tứ Phủ của nhân dân ta thường được nói chung đối với các vị thần nam cũng như các vị thần nữ trên đất nước Việt Nam. Hình tượng thờ mẫu thường gắn liền với những người có vai trò khai sinh, xây dựng và bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước. 

Tứ Phủ là hiện thân của những thần thánh tại đất nước ta được thờ theo tín ngưỡng mở và trải qua nhiều thời gian số lượng cũng sẽ có thay đổi. Vị trí của các thần linh có thể được kể đến cụ thể như sau: 

  • Chư Phật
  • Vua Cha
  • Thánh Mẫu
  • Quan Lớn
  • Chầu Bà
  • Ông Hoàng
  •  Thánh Cô
  •  Thánh Cậu

Các vị thần thờ trong Tứ Phủ sẽ được xác định dựa vào cấp bậc và ở phía dưới cùng sẽ có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt cùng các quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, nhiều vạn thần binh. Bên cạnh đó, có nhiều thần tướng là bộ hạ của các vị thánh trong Tứ phủ và một số thần linh đang cai quản bản xứ nơi Thánh giáng xuống.

Hệ thống điện thần

Hệ thống điện thần Tứ Phủ sẽ phụ thuộc vào những đặc tính của địa phương và được sắp xếp chung nhất như sau: 

  • Phật Bà Quan Âm 
  • Ngọc Hoàng 
  • Mẫu Tam phủ, Tứ phủ 
  • Ngũ Vị Quan lớn 
  • Tứ Vị Chầu bà 
  • Ngũ Vị Hoàng Tử 
  • Thập Nhị Vương Cô 
  • Thập Vị Vương Cậu
  • Ngũ Hổ 

Ở đại diện hàng cao nhất thì sẽ có Phật Bà Quan Âm và đứng phía sau chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế được đại diện cho hàng vua cha. Tín ngưỡng này cũng đã bị ảnh hưởng theo văn hoá của Trung Quốc Tuy nhiên, trong quá trình thỉnh đồng thì nhiều người không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.

Sau vị trí của Ngọc Hoàng là đến Tam Tòa thánh mẫu có nhiệm vụ cai quản ba vùng miền của đất nước ta. Mỗi vùng miền sẽ có một màu sắc áo đỏ, áo trắng, áo xanh đại diện cho các vị thần và là sự hóa thân của tín ngưỡng mẫu.

Hệ thống điện thần
Hệ thống điện thần

Các vị Thánh Mẫu ở Tứ Phủ

Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên là Mẫu Liễu Hạnh là biểu tượng của cõi trời, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là biểu tượng của cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho phần cõi nước và Mẫu Đệ Tứ Địa phủ là biểu tượng của cõi đất. 

Mẫu Thượng Thiên là người có nghĩa vụ cai quản Thiên Phủ, làm chủ bầu trời, mây mưa, sấm chớp giúp cho người dân có được mùa vụ tốt tươi, bình an không bị thời tiết ảnh hưởng. Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước cổ truyền chính vì vậy mà việc cầu mưa của Mẫu Thượng Thiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

Mẫu Địa là người có nghĩa vụ cai quản mọi miền đất đai và đời sống của con người và vạn vật trên một khu vực lãnh thổ. Mẫu ở điện Tứ Phủ thường mặc đồ màu đỏ có nhiệm vụ hỗ trợ người dân có cuộc sống tốt đẹp sung túc và đủ đầy hơn. 

Mẫu Thoải là vị mẫu thường trị vì vùng sông nước, suối… cung cấp lượng nước lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Theo tín ngưỡng tâm linh thì việc tổ chức thờ phụng vị mẫu này để cầu mong ruộng đất luôn tốt tươi, có nhiều nước để tưới tiêu sinh hoạt. Ở thần điện Tứ Phủ, Mẫu mặc trang phục trắng và được nhiều người tôn kính. 

Mẫu Thượng Ngàn là đang trông coi mọi miền rừng núi và cai quản nếp sống sinh hoạt của nhiều người dân tộc thiểu số. Trong thần điện Tứ Phủ mẫu sẽ mặc áo màu xanh lá và ngồi cạnh vị Mẫu Thiên Tiên.

Các vị Thánh Mẫu
Các vị Thánh Mẫu

Sự giống nhau của các vị Thần ngự trong Tứ Phủ

Các vị thần ngự trong Tứ Phủ đều là những người không có sự tu tập, họ đều là những nhân vật có thật được nhân dân tôn sùng và đóng góp công lao cực kỳ lớn đối với đất nước dân tộc. Những vị thần này đã tích góp nhiều công đức, được nhân dân tin tưởng thờ phục và phong làm thần.

Có thể nói, trong hệ thống thần linh Tứ Phủ có rất nhiều vị anh hùng dân tộc, các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Quốc Mẫu Âu Cơ, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyên Phi Ỷ Lan…Họ đều là những người có công đối với đất nước, giúp ích cho nhân dân trong việc chống xâm lược cũng như trả lại cuộc sống bình yên hạnh phúc. 

Các vị thần ở Tứ Phủ đều là hiện thân của nhân dân lao động, có xuất thân từ những người bình thường và lập công ông lớn cho dân tộc. Họ là những con người sống vì đất nước, không sân si và luôn đề cao lòng trung thành đối với vua cùng nhân dân lao động. 

Để tỏ lòng thành kính và tôn vinh các vị thần ở Tứ Phủ thì nhân dân ta đã lập nhiều đền thờ, các phủ chúa để dâng hương. Đây cũng là một cách thức thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, tôn vinh giá trị của việc uống nước nhớ nguồn, cảm tạ thần linh đã giúp ích cho đất nước dân tộc. 

Lý giải cách phân chia cấp bậc trong Tứ Phủ?

Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc cách phân chia cấp bậc ở trong Tứ Phủ. Có thể nói, đạo mẫu được xem là một tín ngưỡng trung hòa giữa phật giáo và Đạo giáo chính vì vậy, có rất nhiều vị thần được đưa vào thờ cúng trong Tứ Phủ.

Đây đều là những thần linh có công giúp ích cho đất nước cho nhân dân, phù hộ độ trì cho cho cuộc sống con người tươi tốt, phát triển. Một vài vị thần Phật được đưa vào Tứ Phủ như: Phật Thích Ca, Quan Thế Âm, Ngọc Hoàng, Tứ Mẫu…Những vị thần phần này được xem là đại diện cho tín ngưỡng văn hóa của dân tộc ta.

Việc phân cấp bậc trong hệ thống Tứ Phủ phụ thuộc vào bốn cõi chính như: Cõi trời (Thiên phủ), cõi  ở rừng núi (Nhạc phủ), cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Ở một nơi thì sẽ có các cấp vị thần thánh quan cai quản và phù hộ cho nhân dân lao động. Thêm vào đó, các cấp bậc sẽ được phân chia dựa vào màu sắc trang phục cũng như vị trí chức quan. 

Mối quan sẽ được chia dựa theo màu sắc của quần áo ví dụ như: Thiên phủ tương ứng với màu đỏ, ở nhạc phủ ứng với màu xanh lá cây ,màu chàm. Đối với Thoải phủ tương ứng với màu trắng và cuối cùng là Địa phủ sẽ tương ứng với màu vàng.

Ý nghĩa khi thờ Tam – Tứ Phủ trong đời sống người Việt

Việc thờ phụng Tứ Phủ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và sâu sắc đối với người dân Việt Nam. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc ta, để tạ ơn những người đã có công xây dựng đất nước góp phần bảo vệ tổ quốc.

Tôn vinh truyền thống

Việc thờ Tứ Phủ thể hiện đậm nét truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân ta. Các nhân vật thần, phật linh thiêng là những người xuất hiện trong truyền thuyết dân gian gắn liền với công ơn dựng nước, bảo vệ đất nước. 

Các vị thánh mẫu này thường xuyên cai quản núi rừng, nước non… cho mưa thuận gió hòa để người dân lao động yên tâm sản xuất, trồng trọt. Bên cạnh đó, các vị mẫu còn phù hộ độ trì cho nhân dân làm ăn phát triển, xây dựng thôn làng khang trang văn minh. 

Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ là một nét đẹp văn hóa của đất nước ta, giúp thế hệ trẻ có thể để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người đã có công xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, những vị thần này đều lấy từ nguyên mẫu những người dân lao động có thật, có thể là một tấm gương để  mọi người noi theo. 

Tôn vinh truyền thống
Tôn vinh truyền thống

Văn hoá tâm linh

Đối với người dân Việt Nam việc thờ phụng các Thánh Mẫu Tứ Phủ là cách thức để thể hiện niềm tôn kính đối với các vị thần siêu nhiên. Theo quan niệm của dân gian xưa cho rằng, những vị mẫu cai quản vùng trời, núi, nước… đều có sức mạnh cực kỳ lớn lao trong việc bảo vệ và che chở cho con người.

Chính vì vậy, việc thờ cúng Tứ Phủ, các thần linh sẽ giúp nhân dân được phù hộ, khiển mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, thờ mẫu được xem là một tín ngưỡng cực kỳ quan trọng. Các vị thánh mẫu có công bao bọc, che chở cho nhân dân, dẹp yên cõi trời đất loạn lạc, khiến người lao động có cuộc sống tốt nhất.

Các hộ gia đình thường xuyên đến Tứ Phủ để kêu cầu cho gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi bình an. Bên cạnh đó, việc thờ phụng này còn thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với những người đã có công lớn trong việc xây dựng đất nước hưng thịnh. 

Văn hoá tâm linh
Văn hoá tâm linh

Kết luận

Tứ Phủ là một hệ thống thần linh được nhân dân tôn kính, lập nhiều đền thờ để tri ân công lao. Đây được xem là một truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cực kỳ cao đẹp của nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác. Việc thờ phụng này cũng tôn vinh các nét đẹp trong việc uống nước nhớ nguồn của nước Việt. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img