Niết bàn là gì? Đây là một vấn đề được nhiều người tò mò và mong muốn tìm hiểu ý nghĩa. Theo quan niệm của đạo Phật, niết bàn được biết đến là một cách thức để tâm hồn con người được giải thoát, bỏ qua những đau khổ của đời thường để tịnh tâm, sống thanh thản, không bon chen và hơn thua.
Niết bàn là gì?
Niết bàn theo quan niệm của đạo Phật cho biết đây là một trong những cảnh giới tu hành của nhà sư, họ sẽ dứt sạch mọi phiền não ở trong cõi trần gian và tìm về những nơi không còn hơn thua, bon chen để sống ung dung, tự tại. Theo Triết học thì niết bàn được biết đến là ra khỏi cảnh rừng mê tối, ly khai khỏi những con đường vòng vèo luẩn quẩn để tìm hướng đổi thay.
Chúng ta có thể hiểu rằng đây chính là một hình thức dứt bỏ những dục vọng, bon chen, tranh giành của đời sống thường ngày để tìm về với những giá trị tốt đẹp, thiện lành. Đây cũng là lúc con người ta từ bỏ những hư vinh, dục vọng của chính mình, dứt những nghiệp chướng để trở về với cõi thanh tịnh, nương nhờ nơi cửa Phật.
Theo quan niệm trong Phật giáo thì niết bàn không phải là một cõi cực lạc và được đánh giá là trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, thanh tịnh của con người. Đây là cách thức giúp mọi người yên tĩnh, sáng suốt, không có dục vọng, hận thù, diệt ái dục, xóa bỏ khổ đau, phiền não trong cuộc sống để hướng về những điều vui vẻ hơn, thành thơi hơn.
Theo tâm linh của người dân ta, niết bàn không phải là đi về chốn thiên đường hay lên cõi trời. Đây được biết đến là cách thức để tâm của con người trong sáng, vượt qua mọi khổ đau, dục vọng và những ham muốn nhỏ nhen trong cuộc sống thường ngày.
Cõi niết bàn là gì?
Cõi niết bàn đối với tín ngưỡng của văn hoá Phật pháp không phải là cách thức di về thiên đàng như Thiên Chúa giáo. Đây chỉ đơn thuần là trạng thái mà con người ta muốn rũ bỏ mọi muộn phiền trong cuộc sống, tìm về tu hành và mong muốn được chứng nhận đạo quả giác ngộ.
Cõi niết bàn theo nhiều khái niệm tâm linh thì sẽ là cõi mà người tu hành trút hơi thở cuối cùng, sống trọn vẹn với những giá trị tâm linh, không hơn thua mọi điều trong cuộc đời. Cõi này thường không có điểm giới hạn chung, không thể xác định cụ thể.
Cõi niết bàn là một trong những không gian khá trừu tượng, có không quy luật và không được xác định điểm đầu, điểm cuối rõ ràng, cụ thể. Theo thuyết lý của đạo Phật thì con người ta sẽ tìm thấy cõi này trong chính thâm tâm mình, trong những suy nghĩ, ý thức chủ quan của con người.
Cõi này không đi đến được giới hạn đầu tiên và cuối cùng, con người ta chỉ có thể tự cảm nhận từ chính thâm tâm mình. heo đó, người tu hành là những cá nhân có thể đi đến giai đoạn cảnh giới cao nhất: vô diệt, vô tướng, vô ngã trước mọi điều trong cuộc sống thường ngày.
Ý nghĩa của niết bàn là gì?
Theo quan niệm chung của việc tu hành chính quả thì niết bàn được biết đến là một trong những cảnh giới tối cao của người tu hành, có thể đưa con người ta vượt qua mọi khổ đau trong cuộc sống và không còn những dục vọng thấp hèn cũng như tâm hoàn toàn thanh tịnh.
Ý nghĩa niết bàn trong giáo lý của Phật pháp
Trong giá trị phật pháp,niết bàn được biết đến là một giới hạn tu tập của con người, khiến tất cả mọi người tu tâm dưỡng tính,vượt qua những luân hồi chuyển kiếp của con người,sống thanh tịnh không hề bon chen. Đây cũng là cách thức để tâm được an nhiên, gặp nhiều hạnh phúc ở trên con đường giác ngộ giáo lý đức Phật.
Niết bàn không thể xác định cụ thể không gian, thời gian, mà chỉ có thể nhìn qua tâm tư của những bậc đắc đạo mới có thể cảm nhận rõ nét nhất. Đôi khi hình thức này chỉ xuất hiện trong một phần tâm lý của con người và đạt đến giới hạn cao nhất khi mọi người đã có thể rũ bỏ những nhỏ nhen, ích kỷ trong tâm hồn và thể xác của mình.
Thêm vào đó, ý nghĩa của niết bàn còn được biết đến là sự giải thoát khỏi những thấp hèn, vượt qua thân xác tư tưởng, dứt nghiệp báo luân hồi để sống thanh tịnh tuyệt đối, trở về với cõi phật. Đây còn là hình thức ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian, ẩn sâu trong mọi cõi tâm linh sâu thẳm của chúng ta.
Ý nghĩa niết bàn trong Thiên chúa giáo
Nếu theo tín ngưỡng của đạo Phật thì niết bàn chính là hình thức tu tập của những người xuất gia, từ bỏ chốn hư vinh, mọi vấn đề bon chen nơi cuộc sống để tâm thanh tịnh. Theo ý nghĩa Thiên chúa giáo thì đây chính là nơi cực lạc, con người được trở về giao thoa cùng đất trời, không còn những khổ đau và muộn phiền,chấm dứt tất cả.
Niết bàn được biết là nơi con người trở về bên chúa, chấm dứt mọi vấn đề đau khổ, quẩn quanh của cuộc sống. Có thể hiểu rằng, theo đạo lý của Thiên Chúa giáo thì niết bàn là một cách chỉ cõi vĩnh hằng, là nơi yên nghỉ của tất cả mọi người và con người ta hoàn toàn có thể thoát khỏi những bon chen và thanh tịnh.
Bản chất của niết bàn
Niết bàn theo nhiều quan niệm khác nhau thì đều có những cách thức lý giải đa dạng. Tuy nhiên, mọi người có thể hiểu được rằng, đây không phải là một thực thể mà chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận bằng các giác quan, có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được.
Bản chất niết bàn theo Phật
Niết bàn theo ý nghĩ của Phật giáo là một cảnh giới mà con người sắp tu thành chính quả, là trạng thái thanh tịnh, tâm không lung lay trước những dục vọng thấp hèn, tầm thường ở cõi phàm tục. Đây là một giới hạn vô thưởng, vô địch về mọi mặt, không thể xác định rõ được khởi đầu.
Cõi này không có kết thúc cũng như không có một thước đo nào có thể xác định chính xác được giới hạn cụ thể. Đặc biệt, khái niệm và bản chất của vấn đề này còn nhiều mơ hồ, ít có những ngôn từ để mô tả, diễn thuyết được. Bản chất của vấn đề này nằm ở phía sâu trong tâm lý và ý thức của con người trước đạo Phật.
Đức Phật đã thực hiện răn dạy chúng sinh rằng, cõi niết bàn không phải đứng ở bên kia thế giới, xa lìa cuộc sống mà nó là cách thức mà chúng ta đối mặt cũng như nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Để đạt được những sự giác ngộ này thì mọi người tâm phải tịnh, chống lại những quy luật vô ngã của cuộc sống.
Những người muốn thoát được chốn xa hoa, bon chen tiền tài thì cần bước đến cảnh giới của chữ tâm. Chúng sinh phải sống là chính mình, là những con người có chữ tâm, chữ đức, xa rời những yếu tố hư vinh mù quáng để tìm lại những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người.
Bản chất niết bàn trong đời sống
Có thể nói niết bàn trong đời sống của con người được biết đến là thoát khỏi cõi trần tục. Những người khi đi đến cõi niết bàn là sự bước chân sang thế giới bên kia, thoát khỏi phiền não, khổ đau nơi trần gian và được tu tâm dưỡng tính ở thế giới vĩnh hằng.
Theo đó,nếu con người đã bước ra khỏi thế giới vô thường, không bị những thứ phàm tục trói buộc thì có thể giác ngộ được chính mình, gặp được vô ngã của kiếp người. Con người ta cũng sẽ bỏ lại những khổ đau, rời khỏi chốn hồng trần, xa rời những dục vọng, đạt đến trạng thái cao nhất của niết bàn.
Đây là một trong những nội dung mang ý nghĩa tâm linh mà nhiều người vẫn chưa thể giải thích cụ thể. Theo đó, con người trở về cõi vĩnh hằng có thể tránh xa những bon chen, thoát khỏi cảnh khổ đau, cơ hàn và được đầu thai ở một kiếp người mới.
Làm sao để tiếp cận được cảnh giới niết bàn?
Niết bàn là một cảnh giới cao nhất mà những người tu hành thường tìm hiểu và mong muốn đạt đến. Theo đó, con người muốn đạt đến giới hạn cao nhất của cõi tu tập thì nên rèn luyện từ trong ý thức.
Bất kể chúng ta là người xuất gia hay những người sống ở trần tục thì nan tu tâm dưỡng tính, tôn vinh quan niệm đạo lý của Phật, truyền thống văn hoá của dân tộc. Mỗi người có thể tu tập ở ngoài đời thường hoặc học theo giáo lý của Phật để sống không hơn thua, hận thù, sống thiện và làm những điều đẹp đối với cuộc đời.
Thay đổi tâm lý
Để tiếp cận được sâu sắc nhất những đạo lý của cõi niết bàn thì con người ta phải vượt qua những yếu tố vô thường và vô ngã, tu tập những điều tốt đẹp và tránh xa những thói xấu đua chen ở đời. Đức Phật đã từng tóm lược và răn dạy chúng ta rằng, không nên làm những điều ác, luôn làm việc thiện lành, giữ cho tâm ý trong sạch, không hơn thua.
Học theo Đức Phật
Để có thể bước đến được cảnh giới cao của đạo Phật thì mỗi người cũng nên học theo những giá trị, những sách phật pháp. Theo đó, các tín chủ muốn tu thành thì cần thực hành những nội dung của Bát Chánh Đạo.
Mọi người nên thực hành kiến thức về chánh kiến, tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, tinh tấn, chánh niệm, chánh định….để đạt đến con đường tu hành chính quả của Giới Định Tuệ. Theo đó, đây là cách thức học theo 37 phẩm trợ đạo khiến người tu hành sẽ thực hành chánh niệm, sống đúng giáo lý nhà Phật.
Thêm vào đó, con người phải sám hối trước Phật, xin các vị thần linh tha thứ cho mọi lỗi lầm để có thể giải thoát cho chính mình. Mỗi cá nhân cũng nên nâng cao ý thức được vô thường, vô ngã, tâm thiện lành, duy trì thiện tâm và xóa bỏ lòng tham lam, sự sân si trong cuộc sống thường ngày.
Kết luận
Hy vọng thông qua nội dung bài viết sau đây mọi người đã có thể hiểu rõ thông tin liên quan đến thắc mắc niết bàn là gì. Đây là một trong các khái niệm chỉ giới hạn tu tập của con người, vượt qua những rào cản trong dục vọng, hơn thua, những cạm bẫy của cuộc sống để tâm tịnh, lòng an nhiên, hướng đến những giá trị thiện lành.