Cúng giao thừa là một nghi thức phổ biến, nguồn gốc sâu xa của nghi lễ này để đón thần Hành binh – Hành khiển của năm, hoặc gắn với việc cầu mong thần Thái Tuế bảo hộ cá nhân. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc cúng giao thừa mà không phải ai ai cũng biết nhé.
Cúng các vị thần thay mặt Ngọc Hoàng trông coi thế gian
Nguồn gốc cúng giao thừa được nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng viết rõ trong cuốn Khảo luận về Tết. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, nội dung các bài văn khấn trong lễ cúng giao thừa cho thấy đối tượng cung thỉnh rất đông đảo, bao quát “chín phương trời, mười phương chư Phật”. Trong đó đối tượng chính của lễ là Thái Tuế tôn thần, ngoài ra là thần bản cảnh thành hoàng, thổ địa, thần ngũ phương ngũ thổ, long mạch thần tài, bản gia Táo quân, chư vị thần bản xứ…
Có thể bạn quan tâm:
- Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì?
- Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Quý Mão 2023 chuẩn nhất
- Cúng Giao thừa hoa gì để cả năm may mắn? Giải đáp nhanh
Thái Tuế là tên gọi của thần cai trị mỗi năm của Đạo giáo. Tín ngưỡng này gốc từ việc sùng bái các vì sao thời cổ của người Trung Quốc. Trong khoa thiên văn, sao Thái Tuế là sao Mộc trên bầu trời. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh mặt trời là 12 năm nên sao Mộc còn được gọi là Tuế tinh, sau phát triển thành Thái Tuế tinh quân, hay Tuế quân, Thái Tuế tôn thần.
Do là Tuế tinh nên được tôn thành 12 thần Hành khiển. Theo Đạo giáo, thần Thái Tuế là võ tướng, xuất thân là những hung thần trên thiên giới. Còn theo tín ngưỡng phổ thông, đây là tập họp 12 vị thần Hành khiển (quan văn) – Hành binh (quan võ) luân phiên thay mặt Ngọc Hoàng thượng đế trông coi mọi việc ở thế gian từ năm Tị đến năm Hợi, phụ tá là Phán quan. Các thần lo việc thi hành mệnh lệnh của Ngọc Hoàng thượng đế, còn Phán quan lo việc ghi chép công tội của mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đồng thôn xã.
Mỗi năm đều có một vị thần Hành binh, Hành khiển và Phán quan khác nhau. Ví dụ, năm Hợi có Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan; năm Tí có Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan; năm Sửu có Triệu Vương hành khiển, Tâm Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan…
Mọi người cho rằng, các vị Hành binh, Hành khiển có vị nhân từ, có vị hung dữ. Năm nào gặp vị thần nhân từ thì mưa thuận gió hòa, cuộc sống khang thái; ngược lại năm nào đói kém mất mùa, dịch bệnh, tai ách loạn lạc triền miên thì người ta cho rằng các tai họa ấy do vị thần Hành khiển – Hành binh năm đó giận dữ gây nên.
Tập hợp 12 vị thần Hành binh – Hành khiển là thần Thái Tuế, gốc từ tín ngưỡng sùng bái tinh tú, cụ thể là Mộc tinh. Nói cách khác, Thái Tuế là dụng ngữ lịch pháp và thuật số cổ đại, đây là tên gọi khác của can chi trực tuế mà lịch pháp cũ dùng để ghi năm. Nếu là năm Giáp Tuất thì Giáp Tuất sẽ là Thái Tuế, năm Ất Sửu thì Ất Sửa là Thái Tuế. Theo đó, từ năm Giáp Tí đến năm Quý Hợi là hết một vòng tổng cộng 60 Thái Tuế.
Nghi lễ cúng giao thừa diễn ra như thế nào?
Đạo Giáo coi đây là 60 vị thần, gọi là 60 thần Giáp Tí (phối hợp 10 thiên can với 12 địa chi, khởi đi từ Giáp Tí đến Quý Hợi, hết một chu kỳ là 60 năm), và cũng coi đây là Lục Thập Nguyên thần (60 vị nguyên thần). Đạo Giáo cho rằng đây là 60 thần bản mệnh. Mỗi người sinh ra vào một năm, tùy vào năm sinh đó mà họ thuộc vào một trong 60 Nguyên thần, đó chính là thần bản mệnh.
Chính vì vậy, việc cầu cúng thần bản mệnh, gọi là “cầu thuận tinh” hay “cầu thần bảo hộ” để cầu thần bảo vệ cho bản thân mình một năm được những điều tốt lành, an khang, hanh thông. Theo tập quán phổ biến, việc cúng Hành khiển – Hành binh vào giao thừa phổ biến thay cho việc cúng sao Thái Tuế hàng năm của từng cá nhân.
Từ tín niệm và tín ngưỡng thờ cúng Thái Tuế để cầu sự bảo hộ, hóa giải vận hạn cá nhân, hay cúng thần Hành khiển – Hành binh vào đêm giao thừa dịp Tết là một biến thể riêng, tùy tập tục tế tự đầu năm của mỗi địa phương, gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn khấn mùng 1 cúng tổ tiên hàng tháng tại nhà đơn giản
- Văn khấn Thần Tài và thông tin cúng chuẩn nhất cho gia đình
Nghi lễ cúng giao thừa của người Việt trước đây được Nguyễn Văn Huyên miêu tả trong cuốn Hội hè lễ tết của người Việt. Vào quá nửa đêm, người ta kê một cái bàn ở giữa sân cúng Thượng đế và Táo quân sắp từ trời về sau khi dâng tờ tấu trình hàng năm. Người ta đặt trước các mũ thần bằng giấy nhiều màu những đĩa kẹo, những chén trà, rượu, hương, nến…
Ở nhiều nhà, người ta bày lên bàn thờ một con gà trống mà chân gà sẽ nói cho chủ nhân biết, nhờ sự giải thích của các thầy cúng va thầy bói, điều ông ta phải chờ đợi trong năm.
Trên đây là tổng hợp thông tin về nguồn gốc cúng giao thừa, mong rằng bạn đọc đã có những kiến thức thật hữu ích về ngày lễ đặc biệt này nhé.