Ngày Thất tịch là một ngày lễ lớn gắn liền với văn hoá của người Phương Đông và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhiều bạn trẻ. Ngày này được biết đến là thời điểm Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau rơi vào 7/7 Âm lịch. Hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây để cùng đi tìm hiểu và khám phá những ý nghĩa lớn xoay quanh ngày này nhé.
Thất tịch là ngày gì?
Ngày Thất tịch là một ngày lễ thường được tổ chức ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. Ngày này được tổ chức đúng vào 7 tháng 7 Âm lịch hàng này và đây là một dịp để Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Có thể nói rằng, ngày Thất tịch chính là lễ tình nhân của văn hoá phương Đông, thể hiện mong mỏi của giới trẻ về một tình yêu đẹp, không cách trở chia xa. Ở đất nước Trung Quốc, ngày lễ này còn được biết đến với rất nhiều các tên gọi phong phú như: Khất xảo tiết, Thất thư đản hoặc ngày Xảo tịch.
Trong dịp này, có rất nhiều lễ hội lớn được tổ chức để tôn vinh Thất tịch cũng như là dịp cho trai tài gái sắc có điều kiện tham gia ghép đôi và bắt cặp với nhau. Đây là một phong tục phổ biến được người dân khu vực Châu Á lưu truyền đến ngày hôm nay và thể hiện mong muốn tình yêu lứa đôi gắn kết, bền chặt.
Ngày Thất tịch có một câu chuyện sự tích gắn liền về Ngưu Lang Chức Nữ ( ông Ngâu bà Ngâu), cả hai bị Ngọc Hoàng phạt và cả năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Lễ này không được liệt kê vào danh sách nghi lễ truyền thống của quốc gia nhưng vẫn được nhiều bạn trẻ Việt yêu thích tìm hiểu.
Nguồn gốc ngày Thất tịch
Ngày Thất tịch diễn ra hằng năm ở các nước khu vực Châu Á đều bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ rất cảm động. Theo truyền thuyết cho rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu nghèo nhưng lương thiện và rất chăm chỉ. Chàng đem lòng thương con gái út của Vương Mẫu Nương Nương – cô tiên chuyên dệt các đám mây ngũ sắc ở trên trời xanh.
Họ kết duyên vợ chồng và sống hạnh phúc khi hạ sinh được 1 người con trai và một người con gái xinh xắn. Rồi một ngày nọ, Chức Nữ buộc phải trở lại thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Vì nhớ thương vợ nên chàng Ngưu Lang đã đưa hai con đuổi theo những khi đến sông Ngân Hà thì có ranh giới phân chia nên không thể tiếp tục.
Ngưu Lang quyết tâm ngồi ở bến sông chờ đợi người vợ của mình và để bày tỏ sự cảm động trước tấm chân tình sau sắc của hai người, Vương Mẫu đã cho phép họ gặp nhau vào đúng ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) hằng năm. Đây là dịp để hai người được gắn kết, bày tỏ tình yêu thương dành cho nhau.
Ý nghĩa lễ Thất Tịch trong văn hóa của phương Đông
Ngày Thất tịch gắn liền với câu chuyện tình yêu đầy xúc động của đôi tình nhân Ngưu Lang và Chức Nữ. Chính vì tình cảm cao đẹp này mà nhiều nước đã lựa chọn ngày này để tổ chức các lễ hội. Lâu dần, ngày 7/7 được xem là một ngày tình nhân của phương Đông và mang những ý nghĩa lớn lao đối với các quốc gia.
Ngày Thất tịch ở Nhật
Ngày Thất tịch ở đất nước Nhật Bản được gọi với cái tên rất đặc biệt đó là Tanabata, trong dịp này các địa điểm công cộng ở quốc gia này sẽ được thiết kế và trang trí thêm một số cây trúc nhỏ xung quanh. Tất cả những người dân có thể thực hiện viết điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình chữ nhật, hình vuông và gắn lên cây để cầu mong điều tốt lành.
Khi cây trang trí sẽ được sử dụng những mảnh giấy có màu như: Xanh lục, vàng, hồng, trắng, đen để tạo nên nét rực rỡ. Ở ngày lễ này các đôi tình nhân sẽ thực hiện cầu ước nguyện để được sống trọn đời bên nhau và tổ chức ăn món mì lạnh somen để gặp nhiều vận may.
Dịp này cũng là lúc để người dân Nhật có thể thực hiện những mong cầu của mình, viết những điều muốn nói lên giấy ngũ sắc. Đây cũng là ngày lễ để nông dân có thể ước nguyện may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng và các bạn trẻ có thể cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân vừa ý với mình.
Ngày Thất tịch ở Hàn Quốc
Ngày lễ này được tổ chức rất quy mô ở Hàn Quốc và có tên gọi khác là lễ Chilseok, người dân nước này sẽ thực hiện tắm táp lâu để cầu nguyện sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, họ sẽ sử dụng những món ăn làm từ bột mì để cầu nguyện cho tình yêu lứa đôi được viên mãn và hạnh phúc hơn.
Ý nghĩa Thất tịch ở Việt
Ngày lễ này được tổ chức khá lớn ở nước ta, các bạn trẻ sẽ ăn chè đậu đỏ và cầu nguyện cho mình sớm tìm được một người ý trung nhân hợp với mình. Ngày Thất tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ hay ông Ngâu bà Ngâu để giải thích về hiện tượng mưa ngâu xuất hiện ở nước ta.
Ngày này nhiều bạn trẻ sẽ đi chùa cầu duyên, cầu lộc và may mắn cho chính mình. Trong dịp này những đình đám, cưới hỏi sẽ bị hạn chế và theo tín ngưỡng của người Việt ta thì tháng 7 âm lịch luôn có ma quỷ u bám và không mang lại nhiều may mắn. Đây cũng là dịp giới trẻ cũng thường truyền miệng ăn chè đậu đỏ để hi vọng kết đôi nhanh chóng.
Thất tịch ở Trung Quốc
Ngày hội Thất tịch ở Trung Quốc là một ngày lễ lớn, mọi hoạt động lễ hội hay sự kiện đều diễn ra trên quy mô lớn. Nhiều cô gái trẻ sẽ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật, đồ handmade tự làm để cầu mong lấy được ông chồng tốt, ý trung nhân hợp với bản thân.
Ở ngày Thất tịch này các nhà sẽ làm món bánh xảo để tăng thêm may mắn cũng như có thể ước nguyện những điều tốt đẹp như ý. Bánh này thường làm từ những nguyên liệu cụ thể như: Bột mì, đường, mật ong, mè đen…. để có thể cầu may trong ngày lễ này.
Ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam đúng vào dịp mùng 7 tháng 7 Âm lịch sẽ diễn ra ngày lễ Thất tịch, trong ngày ngày mọi người tương truyền ông Ngâu bà Ngâu ( Ngưu Lang và Chức Nữ ) gặp nhau nên thời tiết thường có những cơn mưa ngâu nhỏ, rả rích. Đây được xem là một ngày lễ cảm động của tình yêu lứa đôi.
Nhiều người còn cho rằng nước mưa chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau sau cả năm xa cách đôi lứa. Theo nhiều nhà sử học có ghi chép lại được thì ngày Thất tịch xuất hiện lần đầu ở nước ta vào đời vua Lý Thánh Tông (khoảng 1054 – 1072).
Nhà vua sau khi lên ngôi đến năm 42 tuổi vẫn chưa hạ sinh con để truyền ngôi vị và nối dõi tông đường. Đức vua đã vào ngôi chùa để cầu tự đúng ngày 7/7 và sinh ra Thái tử Càn Đức. Chính vì lẽ đó, ngày lễ này rất dược nhà vua tôn sùng và được xem là một ngày may mắn, có thể cầu được tình duyên cũng như hạnh phúc gia đình đủ đầy,con đàn cháu đống.
Bên cạnh đó, ngày lễ này ở Việt Nam còn gắn liền với nhiều điều thú vị, tương truyền nếu ở ngày này những cặp tình nhân có thể cùng ngắm sao bên cạnh nhau thì sẽ hạnh phúc mãi mãi về sau. Tuy nhiên, dịp này các hộ gia đình không nên tổ chức cưới hỏi sẽ gặp nhiều điều không may mắn, bị chia rẽ như lứa đôi Ngưu Lang và Chức Nữ.
Lưu ý nên và không nên làm gì trong ngày Thất Tịch?
Ngày Thất tịch là một ngày lễ gắn liền với tình yêu hạnh phúc lứa đôi và được xem là lễ tình nhân của những người ở vùng đất văn hoá Phương Đông. Theo quan niệm tâm linh thì lễ này có một số điều nên và không nên làm mà mọi người cần phải lưu tâm, cụ thể như sau:
Điều không nên làm
Ngày Thất tịch được xem là một ngày lễ để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, được xem là cơ hội để đôi lứa gắn kết. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này bạn không nên tổ chức cưới hỏi, làm các nghi lễ lớn. Bởi lẽ, nếu tổ chức đám cưới thì sẽ rất dễ gặp phải câu chuyện buồn chia cắt như cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ.
Ngày Thất tịch này nhiều hộ gia đình cũng kiêng kỵ việc xây nhà, cất nhà…Bởi lẽ, tháng 7 Âm linh thường có nhiều oan hồn phảng phất sẽ bất tiện trong việc xây dựng, cất mái. Bên cạnh đó, vào dịp này thời tiết thường đổ mưa ảnh hưởng lớn đến việc thi công nhà cửa.
Thêm vào đó, trong dịp linh thiêng như ngày Thất tịch thì bạn nên chú ý tránh làm những điều xấu xa để gieo tai hoạ cho mình cũng như mọi người trong gia đình. Bạn nên làm những điều tốt lành, tránh xa cái xấu, đen đủi để cầu mong cho con đường tình duyên của mình thuận lợi và suôn sẻ hơn nhiều.
Những điều nên làm
Để ngày Thất tịch diễn ra ý nghĩa nhất và gặp nhiều may mắn, suôn sẻ hơn thì bạn nên chú ý đi chùa cầu duyên cho chính mình. Việc đi lễ ở những ngôi chùa không chỉ giúp bạn cầu bình an, mạnh khoẻ và hạnh phúc cho gia đình mình thì còn mang lại nhiều may mắn trong tình duyên.
Trong ngày Thất tịch nhiều bạn trẻ cũng ăn chè đậu đỏ để cầu cho mình có nhiều sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc khi có đôi lứa kề bên. Nếu các cặp đôi cùng nhau thưởng thức chè đậu đỏ sẽ giúp cầu nhân duyên, tình yêu thêm bền lâu. Đối với những người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được người chồng (vợ) như ý nguyện của mình.
Bên cạnh đó, việc ăn chè đậu đỏ vào ngày này được xem là một trào lưu vui vẻ, giúp cuộc sống thêm màu sắc nên các bạn trẻ thường xuyên chú ý rất nhiều. Đây cũng là một cách thức tâm linh để các bạn trẻ kêu cầu như ý, mong mỏi gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.
Kết luận
Ngày Thất tịch là một nghi lễ mang đậm văn hoá phương Đông và được giới trẻ đón nhận nhiệt tình ở nhiều quốc gia. Lễ này được xem là sự gắn kết tình yêu đôi lứa, giúp mọi người cầu may mắn, bình an, tài lộc và những ai đang cô đơn lẻ bóng có thể sớm tìm thấy được ý trung nhân trong cuộc đời mình.