Trong quan niệm của dân gian ta, Phật được biết đến là người truyền bá nhiều tư tưởng, đạo lý tốt đẹp. Những lời Phật dạy về chữ tâm có nhiều ý nghĩa quý báu, giúp con người ta tu tâm dưỡng tính, hướng về cái thiện, cái đẹp và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn ý nghĩa của chữ tâm trong những đúc kết của Phật giáo nhé.
Tâm là gì trong Phật giáo?
Tâm trong Phật giáo mang ý nghĩa là tâm hồn, là những yếu tố tinh túy thẳm sâu trong con người. Lời Phật dạy về chữ tâm chính là những quan điểm nhân sinh, cái nhìn nhận của con người trước mọi sự việc, sự vật xung quanh chúng ta và cả cách ta ứng xử với nó.
Theo tín ngưỡng Phật giáo, chữ tâm được định nghĩa thông qua kinh Đại bát Niết bàn. Chữ tâm được biết đến là tồn tại và xuất hiện ở trong tất cả chúng sinh, là bản tính, bản tâm thanh tịnh, lương thiện và không nhận thấy được do một phần vô minh che lấp đi.
Theo quan điểm này, con người ai sinh ra cũng đều có tâm sáng, có tấm lòng lương thiện và thanh tịnh nhưng thường bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến tâm hồn bị xao động. Một số người đang bị cuộc sống bon chen xã hội che mờ đi cái tâm và vướng vào những nghiệp chướng của kiếp người hay bị rơi vào vòng luân hồi bất diệt.
Ý nghĩa của chữ Tâm
Đức Phật còn dạy chúng ta rằng, chữ tâm luôn tồn tại tiềm ẩn trong tâm hồn của con người. Nhưng nếu chúng ta thoáng phút chốc sân si, khởi hận, không kiềm chế được bản thân thì rất dễ gặp lầm than, muôn ngàn đau khổ chướng ngại sẽ tiếp nối theo sau đeo bám con người.
Lời Phật dạy về tâm cho rằng, con người ta nên bỏ qua những sân si, những thói xấu trong cuộc sống để hướng đến cái thiện, cái cao đẹp và sống trọn với trái tim, tâm hồn trong sáng của mình. Cái tâm không có một dạng vật chất cụ thể nên không thể nắm bắt được nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa, vô tri vô giác và không thể cảm nhận được.
Lời Phật dạy về chữ tâm có ý nghĩa to lớn, giúp con người có thể nhận biết và hiểu thêm những yếu tố tiềm ẩn bên trong, từ đó tu tâm dưỡng tính, sống trọn với tâm sáng. Chữ tâm bao hàm cả ý thức và nhận thức của con người và đôi khi bạn không thể nhìn nhận hoặc phân biệt chính xác.
Chữ tâm được xem là nguồn gốc để hình thành nên con người, khi tâm có yên thì gốc mới vững vàng và đạt được nhiều điều tốt. Mỗi người nên hiểu sâu sắc ý nghĩa của chữ tâm, sống trọn vẹn với những nỗ lực của bản thân và làm dạng ranh cho chính mình, cho gia đình bằng tấm lòng cao cả, tránh hơn thua, đua chen, tham lam, ích kỷ sẽ gặp nhiều sự ganh ghét tật đố, cuồng si trong cuộc sống.
Phân biệt 6 loại tâm trong tín ngưỡng Phật giáo
Lời Phật dạy về tâm là những đạo lý mà chúng ta có thể noi theo, đây là cách thức để chúng sinh có thể hoá giải bớt nghiệp và hình thành hệ tư tưởng chuẩn mực cho chính mình. Mỗi người nên chọn sống theo chữ tâm để hình thành nên một bản ngã tồn tại độc lập hoàn toàn với mọi người xung quanh.
Trong cuộc đời nên thường xuyên sám hối, thừa nhận những sai lầm khởi Phật để hướng về cái tốt. Theo tín ngưỡng và giáo lý của nhà Phật thì chữ tâm sẽ thường được chia ra cụ thể thành 6 loại chính. Cụ thể mỗi loại sẽ được lý giải cụ thể, chi tiết ngay sau đây.
Lời Phật dạy đối với chữ tâm trong Nhục đoàn tâm
Lời Phật dạy về tâm chính là mỗi người nên có trái tim sống hướng về những điều thiện lành. Chữ tâm trong nhục đoàn tâm được hiểu theo ý nghĩa là trái tim thịt, là những tiếng lòng đau nhói của Bồ Tát khi hay tin có những người đang dèm pha tín ngưỡng của mình.
Tinh yếu tâm
Đây là một thuật ngữ để có thể chỉ những cái tinh hoa, cốt lõi ẩn sâu trong tâm hồn con người. Theo quan niệm của đạo Phật thì việc tu hành phải lấy chữ tâm làm gốc và nhận lấy thân, khẩu để làm ngọn Phật triển, tôi luyện nên con người.
Kiên thực tâm
Đây là một trong những lời Phật dạy về chữ tâm, theo quan niệm này con người ta sẽ sống không hư vinh, không bon chen, lấy chân tâm làm nền tảng cho cuộc sống. Theo như Phật tính rằng, cuộc đời con người được biết đến là một cõi sanh tử luân hồi là vọng tâm, nên chúng ta nên sống trọn với chân tâm của mình để gặp nhiều phúc đức.
Liễu biệt tâm
Khái niệm này để chỉ những nhận thức và ý thức trong đầu của mỗi con người, đây cũng được biết là tri giác, ý thức của mỗi cá nhân. Theo đó, não bộ là một phần có thể điều khiển và quyết định tri thức, ý thức và cái tâm của mỗi con người. Mỗi cá nhân muốn có tâm được yên bình thì nên sống hòa nhã, an vui với tất cả mọi người xung quanh.
Lời Phật dạy về chữ tâm Tư lượng tâm
Lời Phật dạy về tâm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ý thức của con người. Theo đó, bản chất của tư lượng tâm là những suy tính, tâm trạng của con người trong một lĩnh vực mà bạn không có khả năng điều khiển nó một cách có chủ ý, theo quan điểm cá nhân.
Từ lượng tâm theo ý nghĩa của Phật giáo để chỉ những người có nhiều mâu thuẫn ở ý thức. Họ đang mông lung giữa những quyết định tâm thức và không chấp nhận bị dính vào bản ngã ở đời, cõi vô thường.
Tập khởi tâm
Đây là một khái niệm biểu thị những kinh nghiệm trong đời sống mỗi người, nguồn gốc khởi Phật các hiện tượng tinh thần. Có thể nói, khởi tâm là một giáo lý gắn liền với hoạt động nhận thức, yếu tố tâm lý của mỗi con người. Đây cũng được biết là nơi nuôi dưỡng và là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra tâm thiện lành, con người tốt bụng.
Ý nghĩa của những lời Phật dạy về chữ tâm
Lời Phật dạy về tâm có ý nghĩa rất lớn lao, những bài học ghi chép lại này có thể giúp cho chúng sinh thoát khỏi được lầm than, sống lương thiện, tốt đẹp hơn. Những ý nghĩa về chữ tâm trong đạo lý của nhà Phật sẽ là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của con người.
Nhất thiết duy tâm tạo
Có thể nói, theo lời Phật dạy về chữ tâm thì mọi vấn đề, mọi sự việc đều do tâm con người sinh ra. Đây được biết đến là một thứ có khả năng điều khiển và làm nảy sinh mọi lẽ thiện ác, công đức nghiệp báo trong cuộc sống của mỗi con người. Nếu chúng ta sống theo con đường tội lỗi, lấy cái ác làm nền tảng thì rất dễ gặp quả báo.
Con người có thể sống cuộc đời lương thiện hay xấu xa, hạnh phúc hay đau khổ là một phần lớn phụ thuộc vào chữ tâm cũng như cách thức mà bạn đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy, vì vậy,nếu chúng ta sống phải đạo với chữ tâm thì sẽ đạt được nhiều thành công, gặp được phúc phần lớn.
Theo thuyết lý của Đạo Phật cho biết thì mọi tủi khổ, thiện lành đều do tâm con người khởi Phật. Nếu thâm tâm luôn đầy tham, sân, si hoặc mọi tội lỗi, sai lầm không được khắc phục sẽ tạo ra nhân quả. Lời Phật dạy về chữ tâm còn đề cập đến vấn đề nếu cuộc đời con người không biết làm chủ thì sẽ bị tác động bởi những thói xấu.
Mọi yếu tố xung quanh có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm đâọ củ con người cũng như kéo theo chúng ta rơi vào vòng xoáy oan nghiệt của xã hội. Nếu bạn không biết làm chủ bản thân, hùa theo những thói xấu ở đời thì rất dễ gặp quả báo.
Tùy tâm biểu hiện
Có thể nói, tâm của con người đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao. Mọi biểu hiện của cá nhân, tâm lý của con người đều do yếu tố tâm khởi Phật ra. Nếu con người ta sống không thiện lành, luôn làm mọi điều ác thì đều là do ý thức, suy nghĩ quyết định nên.
Những người thường xuyên có những hành động không tốt, sống luôn bạo lực, thù địch, dối trá thì tâm sẽ độc ác, có những quan niệm, lối sống sai lệch chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, những người hiền từ, có thái độ dịu dàng, nho nhã, thanh lịch thì sẽ luôn có những tấm lòng cao đẹp, sống trọn chữ tâm của mình.
Chữ tâm luôn đi kèm với mọi hành động lời nói, những người sống giả tạo thì sẽ có những lúc bị vạch trần và tẩy chay. Tâm và những cách ứng xử của con người sẽ đi kèm với nhau, thể hiện sự nhất quán trong suy nghĩ và cách thức biểu hiện.
Lời Phật dạy về tâm khuyên con người ta nên sống cho phải đạo,vẹn toàn với chữ tâm và làm tròn bổn phận đối với chính mình, gia đình và xã hội. Sống trên đời nên biết bỏ qua những sân si để hưởng nhiều phúc phần, sống không bon chen để tâm thoải mái, thanh tịnh và trở thành người tốt.
Tâm hướng đến cuộc sống tốt
Lời Phật dạy về chữ tâm có chỉ ra rằng nếu con người không còn “tham, sân, si” thì mới thấy được “Niết bàn”, mới tu thành chính quả và hưởng nhiều may mắn, có cuộc sống tốt hơn. Có thể thấy, lòng tham là một yếu tố khiến mọi người bị đắm chìm vào những dục vọng hão huyền không đáng có.
Lòng tham vô đáy sẽ là thứ phù phiếm con người, khiến chúng ta không thể sống trọn cùng chữ tâm và gặp nhiều vất vả, lầm than. Sự sân si cũng khiến mọi con người bị chìm đắm trong sắc giới, sống trong cảnh đố kỵ và ghen ghét dẫn đến các việc ác hoành hành, mọi công danh sự nghiệp sẽ tiêu tan thành mây.
Kết luận
Lời Phật dạy về chữ tâm gắn liền với những hàm ý nghĩa liên quan đến ý, thức và tâm. Tâm của con người không tồn tại cụ thể, không có dáng hình để miêu tả mà nó phụ thuộc nhiều vào thói quen, cách sống, cách ứng xử của mọi người đối với xã hội, môi trường xung quanh.