HomeLễ cúngCúng Thần Tài và các cách làm lễ chuẩn xác nhất cho...

Cúng Thần Tài và các cách làm lễ chuẩn xác nhất cho gia chủ

- Advertisement -spot_img

Cúng Thần Tài là một trong các nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt. Phong tục này đã được lưu truyền và được nhiều hộ gia đình thực hiện nhằm kêu cầu cho cuộc sống gia đình phồn thịnh, làm ăn phát đạt, có nhiều tài sản. Nếu bạn chưa biết rõ các nghi lễ để cúng thì hãy theo dõi ngay nội dung bài viết sau đây nhé. 

Thần Tài là ai?

Thần Tài là một vị thần linh được giao nhiệm vụ trông coi tiền bạc và mang lại những lộc lá tốt tươi, may mắn trên con đường kinh doanh cho các hộ gia đình. Vị thần này có vóc dáng nghiêm trang,  bộ râu, mái tóc bạc trắng, ở tên tay có cầm thêm một thỏi vàng lớn. 

Vị thần này còn đội mũ mão và có khuôn mặt cực kỳ hiền lành và phúc hậu. Theo quan niệm của người xa xưa, việc thờ Thần Tài là cách để gia chủ kêu cầu cho việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi, thu được nhiều tài lộc về nhà. Theo đó, ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng hay những ngày đầu năm, các gia đình thường có mâm lễ nhỏ dâng lên để cúng Thần Tài.

Cúng Thần Tài là nghi thức để gia chủ có thể tỏ lòng thành kính, cầu xin Thần Tài phù hộ cho bình an, sức khỏe dồi dào. Họ khấn cầu cho mọi công việc kinh doanh buôn bán đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và mang tới nhiều vượng khí cho gia đình.

Đối với một số gia đình mới bắt đầu bước vào kinh doanh hì việc cúng Thần Tài còn nhằm thêm mục đích giúp gia đình có thể buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió trong kinh doanh và mang tới nhiều tiền bạc, tài lộc nhất về nhà. Việc thờ cúng này phụ thuộc vào điều kiện và cả quan niệm của mỗi hộ gia đình. 

Thần Tài được giao nhiệm vụ trông coi tiền bạc
Thần Tài được giao nhiệm vụ trông coi tiền bạc

Cách cúng Thần Tài chuẩn nhất

Cúng Thần Tài là một trong các tín ngưỡng của người Việt Nam ta được bắt nguồn từ rất lâu về trước. Người dân ta lập bàn thờ Thần Tài để mong có cuộc sống tốt đẹp hơn, có vượng khí trong kinh doanh và cả may mắn, buôn may bán đắt. Đối với những nhà mới bắt đầu kinh doanh thì họ mong muốn nghề buôn bán, sản xuất, cửa hàng được hưng thịnh hơn. 

Tín ngưỡng cúng Thần Tài không chỉ diễn ra  vào ngày mùng 10 Tết hằng năm( ngày Vía Thần Tài), mà các hộ gia đình sẽ thực hiện cúng quanh năm. Vào ngày mùng 1 và ngày rằm Âm lịch hàng tháng, những gia đình có bàn thần tài và chuyên nghề buôn bán, kinh doanh, sản xuất thì người ta sẽ làm mâm lễ dâng lên mong các vị thần phù hộ việc làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước, tiền ra từ từ”.

Đối với ngày vía Thần Tài thì các gia chủ sẽ thực hiện mâm cỗ mặn đủ đầy để cầu mong cho một năm làm ăn thuận lợi,  cầu xin cho may mắn về tài lộc, gặp nhiều vận hên khi buôn bán kinh doanh. Đối với việc làm lễ cúng Thần Tài các hộ gia đình phải thực hiện thật chỉn chu, kỹ lượng nhất. 

Nghi lễ cúng mặn

Lễ cúng Thần Tài bắt nguồn từ tháng 1 cho đến khoảng tháng 6 Âm lịch thì các hộ gia đình sẽ thực hiện tổ chức mâm lễ gồm: 1 miếng thịt lợn, 1 quả trứng , 1 con tôm (cua) đã được luộc chín. Gia chủ có thể bày thêm bình hoa cúc vạn thọ, ngũ quả, 5 cây nhang, 5 chén rượu, 2 đèn cầy ( nến), 2 điếu thuốc, gạo , muối hạt…

Khi cúng mặn thì bạn nên trang nghiêm và đọc văn khấn chu toàn để các vị thần linh có thể nghe được lời kêu cầu và phù hộ độ trì. Trước khi cúng bạn nên lên hương, nến để Thần Tài thấy đường và lời kêu cầu của gia chủ và toạ về trước án. 

Nghi lễ cúng mặn
Nghi lễ cúng mặn

Nghi lễ cúng chay 

Các gia chủ có thể cúng Thần Tài bằng mâm cơm chay trong khoảng thời gian từ tháng 7 âm lịch và đến tận tháng 12 âm lịch. Một mâm cúng sẽ bao gồm 5 loại trái cây, có thêm 5 nén nhang, bình rượu trắng, đèn cầy, muốt, gạo…

Gia chủ có thể dâng lên bánh kẹo ngọt, các đồ chay như: Tôm chay, thịt chay, rau…Các hộ gia đình khi cúng Thần Tài  thì nên lưu ý, mỗi sáng  trước khi làm việc khoảng từ 7h – 8h và chiều tối từ 6h – 7 giờ bạn nên thắp nhang và cắm thêm lọ hoa mới để việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió hơn. 

Mâm lễ cúng Thần Tài 

Mâm lễ cúng Thần Tài sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia chủ. Việc cúng sẽ cần có nhiều lễ vật như: Cây, hoa quả, trầu cau, rượu, thịt gà luộc, xôi, giò chả… để mâm cỗ được đủ đầy và tỏ lòng thành kính, tôn nghiêm hơn. 

Nếu bạn muốn sắp mâm lễ đầy đủ nhất khi cúng Thần Tài thì bạn có thể tìm hiểu thêm một vài yếu tố, cách thức chuẩn bị mâm cỗ bao gồm như: 

  • Bộ tam sên: thịt heo quay, 3 quả trứng luộc và 3 con cua biển( tôm).
  • Cá lóc nướng.
  • Mâm ngũ quả.
  • Bình hoa tươi.
  • Bộ tiền vàng mã.
  • Thuốc lá.
  • Gạo và muối hột.
  • Khay vàng giấy.
  • 2 bát hương.
  • 2 cây đèn cầy.

Việc chuẩn bị nghi lễ đầy đủ sẽ giúp cho gia chủ có thể làm ăn thịnh vượng, phát tài phát lộc và cầu khấn được như ý nguyện. Trong quá trình cúng và bày mâm lễ thì gia chủ nên chú ý chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ để xin được lộc lá đầy nhà. Bên cạnh đó, khi làm lễ bạn nên lưu ý giữ cho bàn Thần Tài được lau chùi gọn gàng, sạch sẽ.

Mâm lễ cúng Thần Tài
Mâm lễ cúng Thần Tài

Hướng dẫn cách cúng Thần Tài đúng chuẩn

Hiện nay, có nhiều hộ gia đình kinh doanh thường xuyên lập bàn thờ Thần Tài những không gặp được nhiều  may mắn, tài lộc.Vì vậy, để việc thờ cúng trở nên linh nghiệm hơn và cầu được như ý thì các gia chủ nên lưu ý những vấn đề sau đây: 

Thời gian thờ cúng

Theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết thì việc cúng Thần Tài sẽ là thời điểm ngày rằm và ngày 1 Âm lịch hàng  tháng Hoặc ngày vía Thần Tài ( 10 Tết). Tuy nhiên, trong các ngày thường nhật, các hộ gia đình có thể tổ chức cúng theo khung giờ từ khoảng 7 đến 9 giờ buổi sáng trước khi mở cửa hàng hoặc mở quán bán để việc kinh doanh thêm phần thuận lợi hơn. 

Chuẩn bị cúng

Gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ và cẩn thận trước khi thực hiện thắp hương cúng Thần Tài để có thể nhận được nhiều may mắn, tài lộc từ thần linh. Việc cúng và kêu cầu muốn được như ý nguyện thì các gia chủ có thể thực hiện và lưu ý những nội dung sau đây:  

  • Trước khi lên hương, gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ gọn gàng và cẩn thận. Có thể thực hiện tẩy trần bằng cách sử dụng nước lá bưởi để tắm rửa cho tượng Thần Tài và lau dọn bàn thờ, bát hương. 
  • Nếu bạn làm lễ cúng trong ngày vía Thần Tài thì đồ cúng dâng lên thường sử dụng gà luộc, heo quay, hoa quả,nước, rượu…
  • Gia chủ không sử dụng hoa quả giả mà nên cúng hoa quả còn tươi, ngon.
  • Mâm cỗ mặn nên có thêm cua, tôm hoặc chuối chín để phù hợp sở thích của ông Thần Tài. 

Văn khấn cúng Thần Tài

Để buổi lễ cúng Thần Tài trở nên trang trọng hơn thì bạn nên chuẩn bị bài văn khấn thật chu đáo và tâm huyết. Một số bài văn khấn sau sẽ khiến buổi lễ của bạn thêm phần trang trọng hơn. 

Cúng Thần Tài tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (tín chủ đọc 3 lần)

Con xin cung kính cúi lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Chúng con cúi xin kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Chúng con cúi xin kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Chúng con cúi xin lạy Thần Tài vị tiền.

Chúng con cúi xin lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa đang thực hiện cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là …

Tín chủ của chúng con có lòng thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ đồ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần Tài vị tiền.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, có thể chứng giám lòng thành, hạ phàm thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, đi tươi về tốt, gia đạo hưng long, thịnh vượng, lộc tài luôn tăng tiến, tâm đạo mở mang sáng tỏ, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con có chút lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được các ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (tín chủ đọc 3 lần)”

Văn khấn cúng Thần Tài
Văn khấn cúng Thần Tài

Khấn Thần Tài tại cơ sở buôn bán, kinh doanh

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! ( tín chủ đọc 3 lần)

Chúng con cúi xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Chúng con cúi xin kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Chúng con cúi xin kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là..

Ngụ tại…

Hôm nay là…

Tín chủ của chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật,đăng trà, kim ngân, hoa quả và đồ cúng dâng lên trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và các ngài chư vị Tôn Thần có thể chứng giám.

Chúng con cúi xin vị Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án để chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và có thể phù hộ tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt đẹp, hanh thông thịnh vượng, phần âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại luôn hanh thông, lộc tài ngày càng tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Chúng con có chút lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ, nghiêm trang cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!( Tín chủ đọc 3 lần)

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Một số các lưu ý quan trọng sau đây sẽ khiến bạn có thể kêu cầu Thần Tài để thể hiện mong mỏi những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. 

  • Lễ vật khi cúng phải sạch sẽ và thành tâm nhất.
  • Thời gian cúng đẹp nhất là 6 – 9 giờ. 
  • Nên thắp hương tại cửa hàng, cơ sở kinh doanh để kêu cầu như ý. 
  • Thường xuyên lau chùi bàn thờ sạch sẽ và tươm tất. 
  • Nên lựa chọn hoa tươi ngon, sạch sẽ. 
Những lưu ý khi cúng Thần Tài
Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Kết luận

Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên bạn có thể nắm được các quy trình cúng Thần Tài hiệu quả nhất. Mong rằng gia chủ có thể gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc kinh doanh cũng như phát tài phát lộc, buôn may bán đắt. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img