Hiện nay, vào ngày 30 Âm lịch hàng năm các hộ gia đình sẽ thực hiện làm mâm cúng tất niên để đón ông bà, những người đã khuất về sum vầy cùng con cháu trong ngày Tết. Nghi lễ này là một phần tín ngưỡng truyền thống của nhân dân ta, là bữa cơm cuối năm để những thành viên đi xa trong gia đình đoàn tụ, hội ngộ. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu về ngày lễ quan trọng này nhé.
Thời gian cúng tất niên
Lễ cúng tất niên là một nghi lễ rất quan trọng trong văn hoá thờ cúng tâm linh của người Việt Nam. Ngày cúng cuối năm này sẽ diễn ra vào 30 tháng Chạp Âm lịch nếu là năm đủ hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Khung thời gian để thực hiện nghi lễ thường được diễn ra vào buổi trưa từ 10h đến 11h hoặc chiều tối từ 3 đến 5h.
Theo tín ngưỡng của nước ta thì các hộ gia đình có thể thực hiện làm tất niên sớm hơn, không cần nhất thiết phải tổ chức vào ngày 30 Tết. Theo nhiều nhà tâm linh cho biết, khoảng thời gian mà gia chủ có thể lựa chọn để thực hiện cúng tất niên có thể ghi nhận như sau:
- Nếu gia chủ thực hiện cúng vào ngày 27 tháng Chạp Âm lịch thì ngày này bạn sẽ chọn các khung giờ tốt như: Giờ hoàng đạo đẹp nhất sẽ là các khung giờ Tý (23h đến 1h), Sửu (1h đến 3h), Mão (5h đến 7h), Ngọ (11h đến 13h), Thân (15 đến 17h), Dậu (17 đến 19h).
- Nếu các tín chủ có nhu cầu khấn trong ngày 28 tháng Chạp Âm lịch thì nên chọn những khung giờ đẹp gồm: Dần (3 đến 5h), Mão (5 đến 7h), Tỵ (9 đến 11h), Thân (15 đến 17h).
- Vào ngày 29 tháng Chạp Âm lịch sẽ có các khung giờ đẹp gồm: Tý (23 đến 1h), Sửu (1 đến 3h) Thìn (7 đến9h) Tỵ (9 đến 11h), Mùi (13 đến 15h), Tuất (19 đến 21h).
Chuẩn bị bữa cơm tất niên
Theo ý nghĩa tâm linh mà nhiều chuyên gia cho biết, phong tục cúng tất niên thực chất là lời mời những vị thần linh, ông bà tổ tiên đã khuất về thưởng lộc cũng như đón năm mới cùng các con các cháu. Đây cũng là một dịp để mọi nhà sum họp, đoàn kết, tận hưởng sự ấm cúng của gia đình sau một năm làm việc xa nhà, vất vả.
Để chọn được khoảng thời gian đẹp nhất để cúng và bày mâm cỗ thì gia chủ nên chọn khung giờ buổi sáng. Các gia đình sẽ thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bày mâm ngũ quả, lau chùi bàn thờ, chuẩn bị đèn nến để dâng lên gia tiên. Tín chủ có thể bày biện thêm hoa đào, hoa mai, cây quất nhỏ… lên bàn thờ để cúng tất niên.
Bữa cơm cúng tất niên sẽ thường được các nhà tổ chức thịnh soạn hơn ngày bình thường và gắn liền với những tín ngưỡng, phong tục tập quán của từng vùng miền. Bạn có thể bày mâm cơm tất niên như sau:
Mâm cơm mặn
Ở miền Bắc thì nhiều hộ gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm mặn để dâng lên gia tiên để tỏ lòng thành kính, tôn trọng và tri ân với bậc tổ tiên. Các món ăn dâng lên có thể được kể đến như sau:
- Canh móng giò
- Miến lòng gà
- Xôi
- Bánh chưng
- Nem
- Giò lụa
- Giò xào
- Gà luộc
- Thịt kho tàu
- Cá kho
Mâm cơm này sẽ được bày biện rất cẩn thận trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng thành đối với những bậc thần linh đã có công bảo vệ cai quản nhà cửa và ông bà tổ tiên có ơn sinh thành. Trong tín ngưỡng của người dân miền Bắc thì mâm cơm cúng tất niên luôn đủ đầu, có nhiều món ăn đa dạng với 4 bát, 4 đĩa; 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa để tỏ lòng.
Đối với những mâm cơm mặn của người miền Trung và người miền Nam thì không có sự khác biệt nhiều, những món quan trọng không thể thiếu ở trong cỗ cúng đó là: Bánh chưng, xôi, gà luộc, giò lụa, thịt lợn, măng khô, miến xào, cá kho, nem….Đối với những người dân sống tại khu vực miền Nam thì phong tục chuẩn bị cơm tất niên sẽ có thêm món bánh tét, thịt kho tàu, chả giò, gỏi thịt…
Mâm cúng tất niên hoa quả
Lễ cúng tất niên là một phần văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán rất quan trọng của người Việt ta, mâm cơm sẽ được bày biện bàn thờ đầy đủ để con cháu xôm tụ về đông vui, thắp hương kính lạy gia tiên. Những lễ vật dâng lên không cần phải mâm cao cỗ đầy, những món thượng hạng mà phải phù hợp với tập quán.
Mâm lễ không cần nặng về vật chất nhưng phải thể hiện lòng thành tâm của gia chủ, phù hợp với từng nét đặc trưng của địa phương. Thông thường bên cạnh mâm lễ mặn thì nhiều nhà vẫn thường bày biện thêm mâm trái cây để tỏ lòng thành, chút tấm lòng dâng lên bàn thờ. Lễ vật dâng lên gia tiên sẽ bao gồm những món như sau:
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà, rượu, nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Bình hoa, lư nhang
Mâm cơm cúng tất niên nên được bày biện đẹp mắt và sắp xếp ở những vị trí thích hợp trên bàn thờ. Bên cạnh đó, các gia chủ nên chuẩn bị, xếp mâm tươm tất để việc kêu cầu trở nên linh thiêng và thành tâm nhất.
Văn khấn cúng tất niên
Hiện nay để cúng tất niên thành tâm và nhận được nhiều lộc nhất thì các hộ gia đình nên chuẩn bị bài cúng chu đáo và thành tâm nhất. Một số bài cúng được tổng hợp chi tiết ngay sau đây:
Cúng tất niên truyền thống
Nam mô a di Đà Phật! (tất cả mọi người thành tâm lạy 3 lần)
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là…
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Nay là ngày… Tết, tín chủ của chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, đăng trà, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên để dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến cho Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ chúng con xin mời Tuế trừ cáo tế, cúi xin các chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, các ngài bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, chứng giám cho lòng thành tâm, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn gia, lớn bé trẻ già đều bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên được thuận lợi, công việc hanh thông, suôn sẻ. Người người được chữ bình an, mạnh khoẻ, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc, phát tài.
Dãi tấm lòng thành, chúng con kính cẩn cúi xin chứng giám …
A di Đà Phật!
Cúng tất niên theo sách
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Ngũ phương, ngài Ngũ Thổ, Long mạch, ngài Tài thần, ngài Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, ngài Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh dòng tộc nội, ngoại họ …
Hôm nay là…
Tín chủ con là: …
Tuổi:…
Ngụ tại: …
Nhân dịp đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần cận kề, minh niên đang sắp tới.
Gia chủ chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh chút vật phẩm hương hoa, đăng trà, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ cúng tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, ngài phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Con cúi xin kính mời chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, ngài bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, chứng giám tâm mọn này, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an, may mắn, thịnh vượng, vạn sự như ý, vạn sự tốt tươi, mạnh khỏe, hòa thuận.
Chúng con thành tâm bái thỉnh, cúi xin các chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì cho gia chủ con.
Phục duy cẩn cáo!
Gia đình nên cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà?
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh cho hay, việc thực hiện lễ cúng tất niên đa phần sẽ được diễn ra ở bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình. Chính vì vậy, bạn nên dọn dẹp, bày biện và sắp xếp bàn thờ nghiêm trang để trước khi tiến hành cúng lễ.
Nghi lễ nên diễn ra ở trong nhà và bàn thờ chính đê con cháu cùng những thành viên có trong gia đình quây quần, nấu bữa cơm tết dâng lên ngày cuối năm để cúng gia tiên. Đối với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn, có thể bày biện thêm một mâm cỗ cúng ngoài trời để tỏ lòng thành với trời đất.
Lưu ý khi cúng tất niên
Lễ cúng tất niên là một ngày để các gia đình thực hiện mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng các con cháu. Nghi lễ này có thể tổ chức đơn giản, không cần quá cầu kỳ trong việc xếp lễ nhưng vẫn cần chú tâm đến các vấn đề sau đây:
- Để cúng chuẩn theo phong tục cổ truyền thì bàn thờ của các gia đình phải được lau dọn sạch sẽ nhất, tránh để bụi bặm bám dính. Thêm vào đó, gia chủ có thể tiến hành rửa cốc, ly với nước sạch trước khi làm lễ cúng.
- Khi chuẩn bị mâm cơm cúng nên nấu những món ăn truyền thống, lễ vật dâng lên nên đủ các món chay và món mặn để tỏ lòng tôn kính.
- Khi làm lễ, những người cúng phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, không vướng bụi bặm ảnh hưởng đến thần linh và việc kêu cầu sẽ không thiêng.
- Các gia đình khi cúng phải chuẩn bị nến hoặc đèn nghiêm chỉnh.
- Trong quá trình cúng không được cười đùa, phải kính cẩn thành tâm.
Kết luận
Lễ cúng tất niên không chỉ là dịp để tất cả con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà cha mẹ, những người đã khuất mà còn là cơ hội để mời gia tiên về nhà ăn Tết, thụ hưởng lộc. Đây cũng là dịp thích hợp cuối năm để mọi người, mọi nhà đoàn tụ, gắn kết sau những ngày đi xa, làm ăn vất vả.