Sau khi dịp Tết Nguyên đán kết thúc thì nhiều hộ gia đình thường làm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) để cầu được nhiều may mắn, phước lành cho gia chủ cũng như mọi người trong gia đình. Nghi lễ này cực kỳ quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt ta và là một cách thức để tri ân những người đã khuất. Hãy cùng đọc nội dung bài viết sau để biết được cách thức cúng rằm chuẩn nhất nhé.
Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là cúng rằm tháng Giêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với văn hoá tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc ta. Lễ nghi này ảnh hưởng nhiều từ đất nước Trung Quốc và thường được các hộ gia đình đưa vào tổ chức trong ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch.
Theo nhiều nhà sử học nghiên cứu cho biết, lễ này đã được hiện đại hoá và có rất nhiều phiên bản khác nhau khác nhau xuất hiện. Cúng rằm tháng Giêng bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc, đây là một trong các lễ hội rước đèn long trọng của nơi đây.
Câu chuyện Tết Nguyên Tiêu và cúng rằm tháng Giêng gắn liền với sự tích những cô cung nữ sống trong cung không được về thăm quê mỗi dịp tết đến, họ thường ngắm nhìn trăng để thể hiện nỗi nhớ nhà da diết. Một viên sủng thần của Hán Vũ Đế tên Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của các cung nữ ở đây nên đã ra tay giúp đỡ.
Vị quan này tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi và đưa vua, hoàng tộc nên lánh đi ở ngoài hoàng cung. Sau đó, ở trong cung sẽ được ông treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy. Kế sách này đã được vua thuận theo và từ đó ngày này được xem là Tết Nguyên Tiêu và phong tục lan rộng ra nhiều quốc gia Châu Á.
Rằm tháng Giêng 2022 là ngày nào dương lịch?
Ngày cúng rằm tháng Giêng bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc và diễn ra trong khoảng ngày rằm 14 – 15 của tháng Giêng Âm lịch, ngày lễ này bắt nguồn từ xa xưa và được lưu truyền đến tận ngày nay. Đối với nước ta, nghi lễ này đã có nhiều yếu tố biến tấu khác đi để phù hợp phong tục tập quán.
Lễ cúng rằm tháng Giêng năm 2022 sẽ được diễn ra vào ngày thứ ba 15/02/2022 (Dương lịch) và đã có rất nhiều hộ ra đình tổ chức mâm cơm lễ để tỏ lòng thành kính. Nghi lễ này sẽ được diễn ra trang trọng, có mâm cơm mặn, dâng hương tỏ lòng biết ơn đối với thần linh.
Đối với ngày rằm này nhiều hộ gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ở gia tiên, đi chùa thắp nén nhang cầu bình an, thuận lợi, bình an trong năm mới. Theo nhiều người dân Việt Nam quan niệm, việc tổ chức cúng rằm tháng Giêng mang ý nghĩa cực kỳ lớn, là sự kêu cầu cho một năm thành công, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp.
Dịp lễ này, nhiều hộ gia đình cũng làm mâm cơm dâng lên gia tiên, thần linh để tỏ lòng thành kính cũng như cầu cho mọi người làm ăn phát đạt ở năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người trong nhà chia tay nhau đi làm ăn xa ở huyện, tỉnh thành khác trên cả nước.
Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu và rằm tháng Giêng
Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu và rằm tháng Giêng đã được lưu truyền, bảo tồn từ đời này qua đời khác, được nhiều hộ gia đình chuẩn bị rất tỉ mỉ. Trong tương truyền dân gian cho biết, ngày rằm tháng Giêng này là ngày rằm đầu tiên của năm mới, rất có ý nghĩa trong việc kêu cầu may mắn, phát tài, làm ăn thuận lợi và bình an.
Theo nhiều nghĩa Hán Việt cho biết “Nguyên” mang hàm ý chỉ thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm, ghép lại sẽ làm đêm rằm thứ nhất của năm, đây cũng là thời khắc thiêng liêng được nhiều tín chủ chú ý. Ngoài ra, cách gọi tên Tết Nguyên Tiêu còn được dùng để nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác ở nước ta là Tết Trung Nguyên (vào rằm tháng bảy hàng năm ) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười của năm).
Cúng rằm tháng Giêng cũng là một trong các nghi lễ cực lớn của những người theo đạo Phật, đây là dịp để các nhà chùa cúng lễ đầu năm cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, dịp này một số chùa lớn còn làm lễ cầu cho chúng sinh được siêu thoát, sớm đầu thai.
Đối với nhiều gia chủ, việc cầu khấn vào rằm tháng Giêng là cách thức tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình cũng như có điều kiện để nguyện cầu may mắn, phước lành đến cho từng thành viên ở gia đình mình. Các nghi lễ này sẽ được chuẩn bị tươm tất, thể hiện được lòng thành tâm của tín chủ.
Sự khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt?
Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam được biết đến là một nghi lễ bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc nhưng đã có nhiều cải biên và khác biệt để phù hợp với tập quán của nhân dân ta. Nghi lễ này đối với người Trung Hoa thì họ thường tổ chức những sự kiện thả đèn lồng lớn để có thể cầu nguyện cho năm mới bình an, may mắn và an lành hơn
Đối với nước ta, các hộ gia đình sẽ dâng hương, bày vật lễ lên bàn thờ cúng gia tiên, thần linh để nhận được sự phù trợ. Trong dịp này, nhiều tín chủ cũng thực hiện viếng chùa, lễ Phật nhằm cầu mong gia đạo bình an, mọi việc suôn sẻ, tươi tốt và năm mới giàu tài lộc.
Đây cũng là thời điểm nhiều nhà chùa ở Việt Nam chính thức mở cửa đón du khách vào kêu cầu cho năm mới thuận buồm xuôi gió, làm ăn tấn tới và giàu có, mạnh khoẻ. Nhiều chùa lớn sẽ có lễ rước hoa đăng và nhà sư tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng để mong muốn phước an lành, thịnh vượng đến mọi người, mọi nhà trên đất nước.
Cách cúng rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng là một nghi thức gắn liền mật thiết đối với tâm linh của người Việt Nam ta. Nghi lễ này sẽ được tổ chức tại nhà vào ngày 14 và 15 rằm tháng Giêng và một số tín chủ có thể lên chùa lễ Phật, cầu nguyện may mắn, làm việc thiện, phóng sinh cá, thả đèn hoa đăng… để cầu cho một năm thành công, mạnh khoẻ.
Để cúng rằm tháng Giêng chuẩn xác nhất và kêu cầu được thành tâm nhất thì bạn nên chú ý những vấn đề như sau:
Mâm cỗ cúng
Trước khi thực hiện cúng thì các gia chủ sẽ có nhiệm vụ bày mâm lễ cúng sao cho đủ đầy nhất và thể hiện được lòng thành tâm của gia chủ. Bạn nên lưu ý chuẩn bị những món như:
- Hoa quả
- Chè xôi
- Các món đậu
- Món canh
- Món xào
Mâm cỗ cúng Phật nên có đủ các món chay và những loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành. Mâm cỗ đủ đầy nên có những màu sắc bắt mắt, các loại quả đẹp và có thêm nến, đèn và bày bình hoa sen để tỏ lòng thành tâm của gia chủ.
Đối với những hộ gia đình có bàn thờ gia tiên thì bạn nên chuẩn bị những thực phẩm mặn để làm mâm cơm cúng. Mâm cỗ cúng đủ đầy nhất phải có: Thịt gà, thịt lợn, dưa hành, chả, nem, cá kho, cá rán, bánh chưng hoặc xôi… tuỳ thuộc vào nhu cầu của gia chủ.
Mâm cỗ cúng nên thể hiện được tâm ý của gia chủ, không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đủ món và phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. Để bày được lễ cúng chuẩn thì bạn nên chuẩn bị đủ các thành phần như: Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực…đê dâng lên gia tiên, tiền Tổ.
Khung giờ cúng rằm tháng Giêng chuẩn
Theo tín ngưỡng của dân gian ta thì khung thời gian làm lễ cúng gia tiên đẹp nhất sẽ vào khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ buổi sáng. Đối với những hộ gia đình không có điều kiện thời gian thì bạn có thể cúng sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, không nên cúng vào khoảng 12 giờ trưa hoặc 12 giờ đêm vì đây là khoảng thời gian không mấy may mắn.
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng cho các hộ gia đình
A di đà phật!
Chúng con thành tâm quỳ xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Chúng con thành tâm quỳ xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, các chư vị Tôn thần.
Chúng con thành tâm quỳ xin kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Bản xứ Thổ địa, các ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
Chúng con thành tâm quỳ xin kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, các Thúc Bá Đệ Huynh, các Cô Di, Tỷ Muội ở dòng tộc họ nội và họ ngoại.
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là…
Nhân dịp ngày tiết Nguyên tiêu, tín chủ của chúng con có lòng thành, sửa sang hương đăng, hoa, trà, sắm sanh lễ vật để dâng lên trước án.
Chúng con quỳ lạy xin kính mời các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, các ngài Bản gia Táo quân, các quan Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Chúng con cúi xin kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, các chư vị Hương linh gia tiên ở dòng tộc họ nội ngoại họ có thể nghe lời khẩn cầu, kính mời của các con, các cháu, giáng về chứng tâm thành, thụ hưởng chút lễ vật và phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được may mắn, vạn sự tốt lành, mạnh khoẻ, bình an và làm ăn tấn tới.
A di đà phật!
Nghi lễ khi gia chủ cúng rằm tháng Giêng
Ngày cúng rằm tháng Giêng là một nghi lễ lớn của năm, có ý nghĩa đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt. Chính vì vậy, ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng chu toàn, viết bài văn khấn chi tiết thì các gia chủ cũng nên biết cách thực hiện nghi lễ cúng chỉn chu.
Trước khi bắt đầu vào lễ cúng thì gia chủ sẽ đốt nến hoặc thắp đèn dầu và dâng hương để thỉnh các thần linh, ông bà tổ tiên, Thổ Công về nhà hiển linh. Sau khi dâng hương xong thì gia chủ sẽ vái lạy và đọc văn khấn. Khi buổi cúng kết thúc thì tín chủ đợi hết một tuần hương và hoá vàng, hạ mâm cơm cúng trên bàn thờ.
Kết luận
Cúng rằm tháng Giêng là một nghi thức cực kỳ quan trọng đối với các hộ gia đình. Nghi thức này sẽ giúp mọi nhà cầu mong được như ý nguyện, gặp nhiều may mắn, tốt tươi trong năm mới. Để có thể tổ chức được một buổi lễ hoàn hảo nhất thì bạn nên chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn, viết bài cúng chu toàn để thần linh chứng giám.