Cúng giao thừa được xem là một nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam, mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các hộ gia đình. Đây là một lễ cúng cầu may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ và những người trong gia đình. Hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu về cách thức làm lễ linh thiêng, đầy đủ nhất.
Cúng giao thừa là gì?
Cúng giao thừa được biết đến là lễ cúng Trừ tịch hay còn gọi là lễ giao thừa được nhiều gia đình tổ chức để thể hiện hiện sự tôn kính với bậc tổ tiên. Lễ này được thực hiện trong thời gian giao thừa và đây là khoảnh khắc đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ở một số tỉnh thành thì lễ cúng này sẽ thực hiện vào khoảng 23h đêm cho đến 1 sáng. Khoảnh khắc này được xem là sự giao thoa của năm cũ cùng thời khắc của năm mới. Lễ cúng được diễn ra tại nhà và gia chủ sẽ kêu cầu cho một năm mới bình an, mạnh khỏe phát tài phát lộc.
Nguồn gốc và ý nghĩa của nghi lễ cúng giao thừa
Cúng giao thừa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các hộ gia đình cũng như là một nét đẹp văn hóa của truyền thống dân tộc ta. Nghi lễ này được tổ chức tại nhà trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới giúp gia chủ có thể cầu may mắn, thịnh vượng bình an cho năm mới.
Nguồn gốc của lễ cúng
Theo quan niệm dân gian của ông cha ta cho biết, 12 vị Hành khiển, Phán quan ở nhà trời đang là biểu tượng cho 12 con giáp từ Tí đến Hợi. Các vị quan này sẽ thực hiện luân phiên nhau xuống hạ giới để trông coi theo chu kỳ 12 năm 1 lần. Đối với các quan nhà trời thì sẽ có những người Thiện cũng như những người Ác.
Một số quan Thiện sẽ phù hộ độ trì giúp cho người dân mạnh khỏe, may mắn, gặp được nhiều tốt đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số quan Ác thì lại gây ra hiện tượng hạn hán, lũ lụt, thiên tai bất thường khiến nhân dân đói khổ, lầm than. Chính vì vậy, việc cúng giao thừa là một hình thức giúp gia chủ có thể kêu cầu mọi điều tốt lành đến với gia đình.
Đây cũng là thời khắc quan hành khiển cũ và mới trao đổi công việc, bàn giao lại mọi điều năm cũ và tiếp nhận năm mới. Chính vì vậy, hộ gia đình nên thực hiện tấu sớ cúng giao thừa để kêu cầu và dâng lên ngọc hoàng.
Ý nghĩa cúng giao thừa
Cúng giao thừa được biết đến là một nghi lễ tiễn đưa các vị thần linh cũ để chào đón những vị thần mới xuống cai quản công việc cũng như bảo vệ gia chủ. Lễ cúng này mang một ý nghĩa tâm linh cực kỳ quan trọng, giúp gia chủ được bình an may mắn, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Các vị thần chứng giám lòng thành của người khẩn cầu và phù hộ độ trì cho gia đình gặp được điều lành, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng ngày được thực hiện cực kỳ trang trọng. Giây phút chuyển giao thời điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với các gia đình.
Lễ cúng ngoài còn được gọi là Lễ Trừ tịch mang lại ý nghĩa xóa bỏ cái xui xẻo để chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn. Đây cũng được xem là một hình thức loại trừ vận xui, chào đón những điều tốt đẹp về nhà. Ngày lễ này thường được cử hành ở ngoài trời để giúp trừ khử tà ma cũng như giúp các vị thần có thể tiếp nhận cai quản đất đai dễ hơn.
Trong giây phút này, các hộ gia đình sẽ thực hiện mâm lễ cúng với hoa quả xôi gà và bánh trái để thể hiện lòng thành kính cũng như tôn trọng các bậc thần tiên. Lễ cúng sẽ thể hiện lòng thành khẩn, tiễn đưa những người đã cai quản trong năm vừa qua. Lễ này cũng chính thức đón một vị thần mới về bảo hộ cho gia đình.
Vì sao cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của năm?
Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm linh cho biết việc cúng ở thời điểm giao thừa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong một năm. Đây là lễ cúng xoá bỏ đi mọi điều xấu để chào đón những cái tốt đẹp sắp tới trong tương lai. Lễ này sẽ thường được diễn ra vào giờ Tý khoảng 12 giờ đêm trong ngày 30 tháng chạp cũng là ngày cuối cùng của năm.
Tín ngưỡng của ông cha ta cho biết, sau mỗi năm sẽ có một vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan được cứ xuống để cai quản hạ giới. Chính vì vậy, thời khắc giao thừa sẽ là giây phút chuyển giao giữa những người cai quản. Đây là một buổi tiệc tiễn đưa các vị thần linh cũ và chào đón những vị thần linh mới, thời điểm cầu phúc cầu lộc cầu tài cho gia đình.
Cúng giao thừa gồm những gì?
Để có một nghi lễ cúng khi giao thừa linh thiêng và đầy đủ nhất thì bạn sẽ phải thực hiện chuẩn bị hai mâm cúng dành riêng cho ngoài trời và trong nhà. Mâm cúng thể hiện lòng thành tâm của gia chủ cũng như sự tôn kính đối với các bậc thần linh.
Cúng giao thừa ngoài trời
Lễ cúng khi giao thừa ngoài trời sẽ tiễn đưa những vị thần linh đã cai quản trong năm cũ và thực hiện đón vị thần mới về nhà săn sóc gia đình. Mâm cỗ cúng ngoài trời thường được chuẩn bị với các thực phẩm như: Gà trống luộc, bánh chưng, đèn nến, vàng mã, gạo, muối, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà, chiếc mũ chuồn hàng mã….
Trong quá trình thực hiện lễ cúng, bạn nên lưu ý mâm đồ giao thừa phải được bưng ra trước thời khắc chuyển giao của năm. Khi cúng gia chủ phải thực hiện thắp đèn, nến, rót rượu, khấn vái…đối với các bài văn khấn thì bạn có thể đọc hoặc dâng lên cúng.
Quá trình làm lễ bạn nên lưu ý mâm cúng nên đặt ở hướng bắc và hướng đông tùy theo hướng nhà của gia đình. Theo nhiều nhà nghiên cứu về tâm linh cho biết, hướng bắc là hướng để cúng thượng đế còn hướng Đông ông là hướng để cúng Thiên Tử.
Cúng giao thừa trong nhà
Lễ cúng giao thừa trong nhà hay còn được gọi là lễ cúng Thổ công – vị thần cai quản trong gia đình bạn. Mâm cỗ này cũng được bài trí tương tự như lễ cúng ở ngoài trời tuy nhiên, các hộ gia đình sẽ không sử dụng mũ chuồn hàng mã để cúng.
Các gia đình sẽ chuẩn bị thêm một số món chè như: Chè hoa cau, chè kho…để tỏ lòng thành kính. Bên cạnh đó, các mâm cỗ cúng giao thừa nên được chuẩn bị các món mặn cũng như có gà luộc để cúng. Bạn có thể bài trí thêm mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ và bỏ thêm tiền vàng khi làm lễ.
Các mâm cúng phụ thuộc vào truyền thống văn hóa của vùng miền cũng như tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của một hộ gia đình. Thông thường một mâm cỗ mặn khi cúng sẽ gồm có:
- Bánh chưng
- Giò
- Chả
- Xôi gấc
- Gà luộc
- Rượu
Các hộ gia đình cũng có thể cúng thêm những món ăn gần gũi với mình như cá, tôm…Tùy thuộc vào nền văn hóa của các vùng miền mà những món ăn được bày lên cũng sẽ có sự khác biệt cũng như mang đặc trưng riêng của của dân tộc. Mâm cỗ ngọt sẽ thường có các loại thực phẩm cụ thể như:
- Bánh kẹo
- Các loại mứt tết
- Hoa
- Đèn/nến
- Hương
Cúng giao thừa trong bếp
Ngoài cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thì một số gia chủ sẽ chuẩn bị lễ cúng ở trong bếp để có thể cung thỉnh thần bếp phù hộ cho gia đình của mình trong năm mới sắp đến. Chuẩn bị một mâm cỗ cúng cho bếp thì gia chủ nên có các món như: Na, táo, đu đủ, quả thanh long, quả sung, mướp đắng gạo, muối….
Trong quá trình cúng bạn cũng có thể thêm vào một vài quả ớt, bởi loại quả này có ý nghĩa tiêu tan mọi sự xui xẻo đến với gia đình bạn. Quả sung sẽ biểu thị cho sự sung túc no đủ, giúp gia chủ có thể gặp nhiều may mắn, thuận lợi trên con đường công danh.
Tuy nhiên, mâm lễ nên được thực hiện một cách thành tâm, thành kính. Việc gia chủ sắp xếp mâm cẩn thận sẽ là một hình thức tạ ơn, thể hiện lòng thành kính sâu sắc đối với tổ tiên đối với các vị thần.
Nếu bạn sắp mâm cúng thì có thể chuẩn bị những món ăn truyền thống của địa phương hoặc phụ thuộc vào sở thích điều kiện của gia đình. Tuy nhiên, mâm cũng bắt buộc phải có xôi, thịt gà để thể hiện sự tôn kính đối với thần linh. Khi thực hiện lễ cúng gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng và quỳ lạy thành tâm nhất.
Cách cúng giao thừa
Để cúng giao thừa hoàn hảo nhất thì bạn nên nên thực hiện cúng ở ngoài trời trước. Đây được xem là một tục lệ để đón các thiên binh mới xuống hạ giới cai quản đất đai nhà cửa, phù hộ độ trì cho gia đình.
Đối với cúng ngoài trời thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận. Bạn cũng nên thắp đèn dầu hoặc nến để thần linh có thể soi sáng cho cho cuộc sống của gia đình. Lễ vật bắt buộc sẽ có như: Con gà, xôi, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước,vàng mã….
Sau khi thực hiện cúng ngoài trời xong thì gia chủ sẽ cúng Thổ công ở trong nhà. Vị thổ công này sẽ là người bảo vệ gia đình bạn cũng như cai quản mọi việc trong nhà. Bạn cũng nên thắp hương xin phép tổ tiên và mời ông cha về ăn tết.
Ở một số vùng miền khác nhau thì thổ công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới. Bạn cũng nên lưu ý sau khi cúng bên ngoài thì sẽ tiến hành vào cúng Thổ Công hoặc Ông Địa để cầu may mắn, mạnh khỏe hạnh phúc đến với gia đình.
Lễ cúng có thể diễn ra hoàn hảo hơn thì bạn nên viết bài cúng kỹ lưỡng cũng như có sớ tấu dâng lên. Sau khi cúng xong bạn sẽ hóa vàng mã cùng sớ để thuận lợi như ý nguyện.
Kết luận
Cúng giao thừa được biết đến là một nghi lễ cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với người dân Việt Nam. Đây là một nét văn hóa tâm linh giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên các vị thần cũng như kêu cầu cho gia đình gặp nhiều may mắn, bình an hạnh phúc và làm ăn phát tài, phát lộc.