Cúng Thần tài thổ địa là một tín ngưỡng thờ cúng rất quen thuộc tại Việt Nam. Bởi theo quan niệm phong thủy, những gia đình nào biết cách thờ cúng ông thần tài, thổ địa sẽ mau chóng nhận được nhiều lộc lá, buôn may bán đắt, con đường kinh doanh, làm ăn ngày càng thuận lợi và suôn sẻ.
Vậy nên, nếu bạn chưa biết cách bày lễ vật cúng thỉnh thần tài thổ địa như thế nào và thực hiện cúng kính, đọc văn khấn thần tài ra sao, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhé!
Chuẩn bị lễ vật cúng thần tài thổ địa
Lễ vật cúng thần tài thổ địa gồm những gì? Lễ vật cúng thần tài thổ địa sẽ bao gồm trầu cau, trái cây tươi, hoa tươi, hương đèn, tiền vàng, trà nước, rượu, bánh trái, gà luộc, giò chả, xôi gấc và một số món ăn mặn khác như heo quay, cua luộc, tôm luộc,…
Ngoài ra, khi thực hiện thờ cúng thần tài thổ địa, bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ bộ thờ cúng như bát hương, kỷ rượu, nậm rượu, bộ ấm chén, bát đũa, ống cắm hương, lọ hoa, lọ lục bình và mâm bồng đựng hoa quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Những loại hoa cúng ngày Vía Thần Tài và các lưu ý khác
- 3 văn khấn thần tài chuẩn nhất 2022, cầu may mắn, tài lộc
- Những lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa bạn nên nắm
Tuy nhiên, với những ngày cúng thần tài thổ địa rơi vào ngày rằm, ngày 23 tháng chạp, ngày mùng 10 (ngày vía thần tài).
Hoặc đơn giản chỉ là cúng bái thần tài hàng ngày thì việc chuẩn bị mâm lễ để cúng thần tài, thổ địa cũng có sự khác biệt như sau:
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hàng ngày
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hàng ngày thường chủ yếu là hoa quả tươi và đồ chay. Nên gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm lễ đơn giản như sau:
- Bình hoa nhỏ
- Nhang
- Thuốc lá
- Cà phê
- Nước trà
- Trái cây tươi
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày tuy có đơn giản nhưng việc bạn cúng kính tươm tất, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp thể hiện được tấm lòng thành kính của mình đến với vị thần tài đã ban phước lộc phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình.
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm
Thần tài, thổ địa là 2 vị thần đặc biệt vừa có thể ăn chay vừa có thể ăn mặn. Nên khi chuẩn bị lễ vật cúng thần tài, thổ địa ngày rằm (mùng 1 và 15 hàng tháng) hoặc những ngày rằm lớn như rằm tháng 7 thì gia chủ có thể chuẩn bị cả món chay hoặc mặn tùy ý.
Chi tiết mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm như sau:
- Nhang thắp
- Nến
- Tiền vàng mã
- Tiền lẻ
- Nước trong, rượu, trà
- Hoa quả tươi
- Trầu cau tươi
- Thuốc lá
- Lọ hoa
- Bánh kẹo
- Các món mặn nên có: xôi, giò, gà luộc, trứng luộc, tôm luộc và thịt luộc nguyên miếng
- Nếu nấu món chay thì cần có: xôi, rau củ quả xào, bánh ít, bánh ngọt, bánh tét.
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày 23 tháng chạp
23 tháng chạp (23 Tết) là ngày tiễn đưa ông công ông táo về trời. Ngày này, theo thông lệ từ xưa các gia đình sẽ thực hiện thủ tục là lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và sắp xếp mâm lễ cúng thần tài ngày 23.
Sau khi lau dọn và sửa soạn xong bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày 23 tháng chạp như sau:
- Hương
- Nến
- Hoa quả
- Nước trong, bia, nước ngọt
- Tiền vàng
- Trầu cau tươi
- Gạo
- Muối hạt
Ngày 23 tháng chạp là ngày cận Tết, hầu hết các gia đình đều rất bận rộn. Nên có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng thần tài thổ địa đơn giản như trên.
Tuy nhiên, gia đình nào có nhiều thời gian và điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm một số món mặn như thịt gà, giò chả, rượu,… cho thêm tươm tất và đầy đủ nhất.
Lễ vật cúng ông thần tài vào ngày mùng 10
Ngày vía thần tài, tức là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Hàng năm vào ngày này, những gia đình, chủ cửa hàng kinh doanh sẽ cúng tạ ơn ông thần tài đã ban phát tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
Vì đây là lễ cúng quan trọng nhất nên gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật cúng thỉnh thần tài thổ địa sao cho thật thịnh soạn nhất. Danh sách cần chuẩn bị như sau:
- Bộ Tam Sên với 3 món ăn ưa thích nhất của ông Thần Tài, bao gồm thịt luộc để nguyên miếng (gia đình khá giả hơn có thể thay bằng thịt heo quay), trứng luộc và tôm luộc/ cua luộc.
- Mâm ngũ quả bao gồm các loại quả là táo, thanh long, cam, xoài, dưa hấu. Sắp xếp 5 loại quả này sao cho thật đẹp mắt.
- Hoa tươi cắm lọ có màu sắc tươi tắn như hoa cúc, hoa ly, mẫu đơn, thủy tiên, đồng tiền
- 1 bộ giấy tiền, vàng mã
- Vàng thật
- Trầu cau tươi
- 1 bao thuốc lá, mở 2 điếu thuốc để ra ngoài
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đặt giữa 2 tượng thần tài
- Bộ đồ cúng ngày vía Thần Tài bao gồm khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, khay 5 chén nước: 3 cốc nước và 2 chén rượu
Có thể bạn quan tâm:
- Cúng giao thừa và những thông tin cần biết cho gia chủ
- Cúng rằm tháng 7 và những thông tin hữu ích nhất cho gia chủ
Trên đây là hướng dẫn về cách bày lễ cúng thần tài thổ địa đúng chuẩn và nhanh nhất. Gia chủ có thể tham khảo và áp dụng để mau chóng rước được lộc lá về nhé!