HomeVăn khấnVăn khấn giao thừa ngoài trời chuẩn nhất cho các gia đình 

Văn khấn giao thừa ngoài trời chuẩn nhất cho các gia đình 

- Advertisement -spot_img

Cúng giao thừa được xem là một nghi thức gắn liền với phong tục tập quán của nước Việt ta. Lễ cúng này mang ý nghĩa chào đón một năm mới với nhiều may mắn bình an, mạnh khỏe cho gia đình. Do đó, việc viết bài văn khấn giao thừa ngoài trời đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp gia chủ cầu được như ý. Theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu cách khấn chuẩn xác và thành tâm nhất. 

Tìm hiểu tục lệ cúng giao thừa ngoài trời của người Việt

Tục lệ cúng giao thừa được xem là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Trong khoảng thời gian giáp Tết, mọi người sẽ sắm sửa thực phẩm, lau dọn nhà cửa, trang trí sân vườn để chào đón một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc và vui vẻ.

Theo phong tục tập quán của nước Việt ta thì nghi lễ cúng giao thừa sẽ được diễn ra vào ngày 30 Tết và thực hiện đúng thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Giờ phút giao thừa được xem là khoảnh khắc thiêng liêng nhất của năm, được cử hành vào khoảng 23h ngày 30 Tết và kết thúc trong 1h sáng ngày mùng 1 Tết. 

Theo ông cha ta quan niệm rằng, mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển được cử xuống trần gian để cai quản nhân gian. Trong nghi thức giao thừa, các vị thần này sẽ bàn giao lại công việc cho những vị thần mới và gia chủ sẽ thực hiện đọc văn khấn giao thừa ngoài trời để đón thần Hành khiển vào nhà. 

Mỗi vị thần sẽ được làm việc 1 năm dưới hạ giới và sau 12 năm sẽ có sự luân phiên qua lại. Giao thừa còn là lúc mọi người trong gia đình xóa bỏ đi những điều xấu của năm cũ để chào đón một năm mới tươi vui, bình an, hạnh phúc và mới mẻ hơn. Đây cũng là giây phút các gia đình đoàn tụ bên nhau, ăn bữa cơm thân mật sau những ngày tháng đi làm ăn xa. 

Tìm hiểu tục lệ cúng giao thừa ngoài trời của người Việt
Tìm hiểu tục lệ cúng giao thừa ngoài trời của người Việt

Cách bày mâm cúng giao thừa ở ngoài trời cho tín chủ

Theo quan niệm dân gian xưa, trong đêm giao thừa mọi người sẽ thực hiện cúng trong nhà để cảm tạ tổ tiên và cũng ngoài trời để tỏ lòng thành kính đối với thần linh. Ngày lễ giao thừa còn được xem là Lễ Trừ tịch, rất quan trọng đối với văn hóa người Việt. 

Các mâm lễ phụ thuộc nhiều vào điều kiện cũng như nhu cầu sử dụng thực phẩm của gia đình. Mâm lễ cúng giao thừa bằng món chay sẽ được bày với các lễ vật như:

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Việc bày mâm lễ cúng giao thừa được xem là một nghi thức cực kỳ quan trọng mà gia chủ phải chú tâm để có thể sắp xếp được các món đầy đủ nhất. Nếu tín chủ muốn cúng mặn thì nên chuẩn bị các đồ thực phẩm như sau: 

  • 1 gà trống luộc
  • 1 bánh chưng 
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • 3 – 5 nén hương

Mâm lễ cúng giao thừa được xem là tấm lòng của gia chủ gửi đến gia tiên, thần linh. Vì vậy, để tỏ sự tôn kính, trang nghiêm đối với bậc tiền tổ thì các gia đình nên chuẩn bị mâm lễ thật tươm tất. 

Cách bày mâm cúng giao thừa ở ngoài trời cho tín chủ
Cách bày mâm cúng giao thừa ở ngoài trời cho tín chủ

Hướng dẫn bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn

Lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cúng ngoài trời trước để làm nghi lễ đón tiếp các vị Hành khiển cai quản trong nhà. Để bày được mâm cúng giao thừa ở ngoài trời thì các tín chủ có thể lựa chọn mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn để dâng lên thần linh. Để có thể bài trí mâm cúng ngoài trời chuẩn nhất thì các gia chủ nên chuẩn bị  đặt mâm lễ theo hướng Nam để cầu nhiều điều may vào nhà. Mâm lễ đặt ở hướng Đông thì sẽ tượng trưng cho tài lộc và cầu may mắn về cho gia chủ. 

Bày lễ chay

Mâm lễ chay cực kỳ quan trọng trong dịp cúng giao thừa ở ngoài trời mà các gia chủ nên để tâm. Cách thức bày mâm lễ chi tiết như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn để ở giữa sân và trải một tấm vải sạch lên mặt bàn. Bạn tiến hành đặt mâm lên giữa chiếc bàn để tiến hành sắp xếp lễ vật. 
  • Bước 2: Gia chủ sẽ sắp xếp mâm lễ thật đầy đủ, bạn sẽ bỏ đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm sau đó để tiền vàng, muối gạo xung quanh. Rượu và chè thuốc sẽ đặt chính giữa của mâm lễ, bia và nước ngọt sẽ đặt bên tay trái của mâm. Đối với nến thì đặt ở bên phải mâm lễ. Lọ hoa, mũ cánh chuồn sẽ được đặt ở góc sau của lễ. 

Bày mâm lễ mặn

Đối với việc bày mâm lễ mặn thì bạn cũng thực hiện tương tự như bày mâm lễ chay. Tuy nhiên, các gia chủ nên lưu ý chuẩn bị một chiếc bàn lớn để có thể bày được nhiều lễ nhất. Trong quá trình bày mâm lễ bạn nên thực hiện các quy trình như sau: 

  • Khi bày gà cúng bạn sẽ cho gà ngậm một bông hoa hồng đỏ và đặt đầu gà hướng ra bên ngoài.
  • Bánh chưng bạn sẽ bóc vỏ ngoài và cắt lát. 
  • Giò lụa gia chủ sẽ cắt thành các khoanh nhỏ cho vào đĩa đặt cạnh bánh chưng. 
  • Hoa quả sẽ được bày ngay sau bánh chưng, đối với vàng mã và trầu cau, bạn đặt phía bên góc phải của mâm. 
  • Gạo muối và cau trầu sẽ được cho vào đĩa nhỏ đặt bên trên vàng mã. 
  • Bình hoa sẽ được đặt phía sau mâm cỗ.
  • Đèn, nến và rượu sẽ được bày ra trước mâm.
  • Mũ cánh chuồn sẽ được đặt cạnh bình hoa hoặc phía sau của mâm lễ.
Hướng dẫn bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn 
Hướng dẫn bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Để làm lễ cúng nghiêm trang hơn thì nhiều hộ gia đình đã viết văn khấn giao thừa ngoài trời chi tiết. Một số bài bài văn khấn sau đây sẽ giúp các tín chủ có được thông tin bổ ích trong việc cúng lễ đêm 30 Tết. 

Văn khấn giao thừa ngoài trời truyền miệng 

A Di Đà Phật! 

Đệ tử con xin kính lạy ngài Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Đệ tử con xin kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Đệ tử con xin kính lạy ngài Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm…

Đệ tử con xin kính lạy ngài Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là….

Chúng con là….

Tuổi:….

Ngụ tại …..

Phút thiêng giao thừa, năm mới vừa tới, năm cũ đã qua đi, để đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn vật tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh xuống đây giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh và tảo trừ yêu nghiệt. Nhân buổi tân xuân, năm mới, tín chủ chúng con một lòng thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, hoa quả, nghi lễ cung trần, dâng lên tỏ lòng trước án.  Xin cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương và dốc lòng, dốc tâm bái thỉnh.

Nguyện cầu cho chúng con: Minh niên khang thái, sức khoẻ tốt tươi, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, làm ăn mát mẻ, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, khoẻ mạnh, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc, phát tài. Âm phù – Dương có sự phù trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách tai ương nào xâm, tám tiết có điềm lành luôn tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành kính, chúng con cúi xin chứng giám.

Văn khấn giao thừa ngoài trời theo sách khấn Nôm 

 A Di Đà Phật! (lạy 3 lần)

Con chắp tay thành tâm lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con chắp tay lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con chắp tay lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

Con chắp tay lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, ngài Long mạch, Táo quân, các chư vị Tôn thần.

Nay là… phút giao thừa năm….

Chúng con là ……

Ngụ tại ….

Nhân phút lễ giao thừa thiêng liêng vừa tới năm cũ qua đi, để chào đón mừng năm mới. Nay ngài Thái Tuế tôn thần xuống giám sát vạn dân. Quan cũ về triều nơi cửa khuyết, lưu phúc lưu ân cho nhân gian. 

Nhân buổi tân xuân năm mới, tín chủ chúng con có thành tâm, sửa biện hương hoa, phẩm vật nghi lễ dâng lên cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng lên Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương và dốc lòng bái thỉnh.Chúng con chắp tay kính mời các ngài giá lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con được mạnh khoẻ, minh niên khang thái, vạn sự như ý, cát tường. Bốn mùa tám tiết luôn được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng, bách sự luôn hanh thông, hưởng ơn Trời, Phật và các chư vị Tôn thần.

Con cúi xin kính lạy chín phương Trời mười phương chư Phật cùng các Chư vị tôn thần chứng giám, phù hộ độ trì cho gia chủ. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn giao thừa ngoài trời theo sách khấn Nôm 
Văn khấn giao thừa ngoài trời theo sách khấn Nôm

Một số lưu ý khi cúng giao thừa ở ngoài trời

Để có thể thực hiện lễ cúng và đọc bài văn khấn giao thừa ngoài trời chuẩn xác nhất thì bạn nên lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau: 

  • Thời gian đọc văn khấn giao thừa ngoài trời thích hợp nhất là vào khoảng 23 giờ đêm ngày 30 tháng 12 âm lịch cho đến khung giờ 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết. Gia chủ nên lưu ý cúng vào khoảng 0 giờ đêm sẽ có nhiều lộc tài, may mắn. 
  • Các gia chủ nên đọc văn khấn giao thừa ngoài trời trước để thỉnh Thần linh và quan Hành khiển rồi mới thực hiện cúng gia tiên. 
  • Lễ sẽ được bày theo nhu cầu của gia đình, có thể sử dụng mâm chay hoặc mâm cỗ mặn. 
  • Để lễ cúng nghiêm trang hơn thì bạn nên đọc văn khấn giao thừa ngoài trời chi tiết, cụ thể, tránh cúng nôm na theo cảm tính. 
  • Để lễ cúng diễn ra tốt đẹp nhất thì mọi người tham gia cần phải giữ trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất và đầu tóc sạch sẽ.
  • Không phát ra tiếng động quá lớn trong quá trình cúng, đọc bài cúng nên thành tâm, thành khẩn. 
Một số lưu ý khi cúng giao thừa ở ngoài trời
Một số lưu ý khi cúng giao thừa ở ngoài trời

Kết luận

Văn khấn giao thừa ngoài trời được xem là một nghi thức cực kỳ quan trọng giúp các hộ gia đình có thể cầu được như ý nguyện, chào đón một năm mới sung túc đủ đầy, hạnh phúc. Gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ cúng thật tươm tất để thần linh chứng giám và phù hộ độ trì. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img