Ông Công, ông Táo là những người đang giữ trọng trách cai quản bếp của gia đình bạn. Những vị thần này sẽ thường lên chầu Ngọc Hoàng vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, chính vì vậy, đối với việc này nhiều hộ gia đình đã tổ chức làm mâm cúng ông Táo để tỏ lòng thành và cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Lễ vật cúng ông Táo
Nghi lễ làm mâm cúng ông Táo sẽ được bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc vào ngày 23 tháng Chạp phụ thuộc vào điều kiện thời gian của các hộ gia đình. Để sắm sửa được mâm cúng ông Táo hoàn tất thì bạn nên chuẩn bị những vật phẩm sau:
- Mũ chuồn: Mũ này bạn sẽ sắm cho 2 ông Táo và một mũ cho bà Táo, mũ này sẽ có thiết kế hai cánh chuồn ở phía trên để tượng trưng cho chức quan ở trên nhà trời.
- Cá chép: Theo thông tin sử sách ghi chú cho biết, cá chép là một loại phương tiện của các Táo khi chầu trời gặp Ngọc hoàng. Cá chép là một loài vật có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng nên thường xuất hiện trong lễ cúng ngày 23 tháng Chạp. Bạn nên chuẩn bị 3 chú cá chép to, màu đỏ, khoẻ để đặt lên mâm lễ cúng.
- Tiền vàng: Bạn nên mua từ 1 đến 3 tập tiền vàng và bày lên bàn thờ trong nhà.
- Quần áo, giày: Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật là quần áo để dâng lên ông Công, ông Táo nhằm tỏ lòng thành tâm của mình. Khi chọn quần áo và giày cho các Táo thì gia chủ cần lưu ý những vấn đề như sau: Năm hành kim sẽ cúng áo vàng, hành mộc cúng áo trắng, hành thủy sẽ cúng áo xanh, hành hỏa sẽ cúng áo màu đỏ, hành thổ sẽ cúng áo đen…
Mâm cúng ông Táo
Hiện nay, theo quan niệm tâm linh, tín ngưỡng thì việc đưa tiễn ông Công, ông Táo là một nghi thức cực kỳ quan trọng. Mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp thì các vị Táo sẽ lên chầu trời và thông báo về những sự việc xảy ra ở dưới hạ giới. Chính vì thế, lễ cúng đưa ông Táo luôn được tiến hành trọng thể, nhiều hộ gia đình còn chuẩn bị mâm cúng ông Táo theo phong tục.
Tuỳ thuộc và điều kiện và nhu cầu của các hộ gia đình mà mâm cúng ông Táo sẽ được thực hiện khác nhau. Một số vật phẩm quan trọng nên dâng lên để tiễn đưa ông Táo về trời như sau:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc hoặc quay
- Đĩa rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Cá chép nướng
- Trái cây tươi
- Trà
- Rượu
- Cau trầu
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 tập giấy tiền
- Vàng mã
- 1 lọ hoa cúc
- 1 lọ hoa đào nhỏ
Ở ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ có các đặc trưng bày mâm cúng ông Táo riêng biệt, tuy nhiên, các lễ vật dâng lên nên đủ bộ hương, hoa, đăng, trà,quả, thực… để các vị thần linh có thể thấy được thành ý của người làm lễ. Mâm lễ nên được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất bàn thờ để thể hiện sự tôn kính, linh thiêng.
Thời gian tốt để cúng ông Táo
Khung giờ mà các gia chủ nên chuẩn bị cúng là vào khoảng từ 7 đến 11h của ngày 23 tháng Chạp. Sau khi gia chủ dâng mâm cúng ông Táo thắp hương, đọc xong lời cầu khấn thì sẽ đợi hết tuần hương và hoá vàng. Khi hoá vàng hoàn tất bạn sẽ thả cá ra sông, suối, hồ….để ông Táo lên bẩm báo Ngọc Hoàng.
Theo như ghi chép của chuyên gia phong thủ cho biết, khoảng thời gian thuận lợi nhất để các gia chủ thực hiện làm mâm cúng ông Táo lên trời được tính như sau:
- Những tín chủ có ý định làm lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 21 tháng Chạp, bạn nên lựa những khung thời gian như: Giờ Mão (5 đến 7h), giờ Ngọ (11 đến 13h), giờ Thân (15 đến 17h), giờ Dậu (17 đến 19h). Theo đó, giờ Ngọ là giờ Tốc Hỷ rất thuận tiện để ông Táo chầu trời và bạn nên tránh cúng vào lúc 12h trưa.
- Các gia chủ lựa ngày 23 tháng Chạp thì nên cúng vào giờ Thìn (7 đến 9h) và giờ Tị (9 đến 11h) và khung giờ Thìn chính là giờ Tốc Hỷ. Khi ông Táo đi khoảng thời gian này sẽ nhanh và thuận lợi hơn, công việc sẽ suôn sẻ hơn.
- Gia chủ có thể lựa chọn thêm giờ Ngọ (11 đến 13h) rất linh thiêng để cầu lộc cho gia chủ cũng như vị thần Táo quân sẽ xuất phát nhanh chóng hơn. Bạn nên tránh cúng vào những giờ hắc đạo( 12h trưa) vì giờ này không tốt trong việc cử hành các nghi lễ.
Văn khấn cúng ông Táo
Đọc văn khấn ông Công, ông Táo là một trong các nghi thức cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của buổi lễ nên các gia đình nên chuẩn bị thật chỉn chu. Một số bài văn khấn được tổng hợp sau đây sẽ hỗ trợ gia chủ kêu cầu được thành tâm, như ý nguyện.
Đọc văn khấn khi dâng mâm cúng ông Táo
A di đà Phật!
Con xin quỳ lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, xin lạy Chư Phật mười phương
Con xin quỳ lạy các ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm… tín chủ của chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa, đăng trà, quả, phẩm luật, xiêm hài áo mũ để kính dâng lên tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ của con thành tâm kính bái các ngài.
Chúng con kính cẩn cúi đầu mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân có thể hiển linh trước án để hưởng thụ lễ vật.
Con cúi xin ngài Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm vừa qua của gia chủ chúng con. Xin Tôn thần ban nhiều phước lộc, phù hộ độ trì cho toàn gia đình chúng con, trai gái, già trẻ bình an, sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Chúng con có chút lễ mọn tâm thành, cúi đầu cầu xin, mong các vị Tôn thần phù hộ độ trì.
A di đà Phật!
Văn khấn rước ông Táo về nhà cho gia chủ
A di đà Phật
Chúng con kính cẩn quỳ lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Chúng con kính cẩn quỳ lạy Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Chúng con kính cẩn quỳ lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, các vị chư vị tôn thần
Chúng con kính cẩn quỳ lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lưu Vương Hành khiển
Nay là….
Tín chủ con là…
Sinh năm…
Ngụ tại…
Nhân giờ thiêng liêng cuối ngày 30 vừa tới, năm cũ sắp qua đi, chào đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế xuống giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh và tảo trừ yêu nghiệt. Các vị quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Nay vị quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc cho gia đình.
Nhân dịp tân xuân, tín chủ chúng con có lòng thành tâm, sửa biện chút ít hương hoa vật phẩm, nghi lễ để cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh và dâng lên Tôn thần, đốt nén tâm hương và dốc lòng bái thỉnh.
Nguyện xin cho tín chủ của chúng con minh niên khai thái, bình an,hưng thịnh, gia đạo hưng long, khoẻ mạnh bình an. Đệ tử chúng con kính cẩn tiến dâng chút lễ vật, có lòng thành tâm cầu nguyện. Cúi xin các ngài ở chín phương trời, mười phương chư Phật cùng các chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì cho gia chủ.
A di đà Phật!
Những điều kiêng kỵ khi làm lễ cúng ông Táo
Khi làm lễ hoặc mâm cúng ông Táo các gia chủ nên cân nhắc và chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Thời gian cúng sẽ được xác định thông qua mệnh, tuổi và năm cúng nên cần được chú ý rất nhiều. Theo các chuyên gia tâm linh cho biết, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện nhanh chóng trước 12h trưa của ngày 23 tháng Chạp hằng năm để ông Táo có thể kịp giờ xuất phát khởi hành lên chầu trời.
- Gia chủ đọc văn khấn phải tôn kính, nghiêm túc cúi lạy, mặc kín đáo, đứng trang nghiêm…
- Đọc văn khấn thành tâm, rõ ràng, kêu cầu tên thần linh đầy đủ.
- Không thực hiện lễ cúng ở trong bếp.
- Không ném cá chép xuống ao, hồ, sông… phải tiến hành thả nhẹ nhàng.
- Mâm cúng ông Táo phải đủ đầy các món, nên chuẩn bị đủ các lễ vật.
- Không nên để bàn thờ ông Công, ông Táo bám bụi bẩn hay dính bụi trần thì khi làm lễ sẽ không linh thiêng.
- Gia chủ nên lưu ý khi làm lễ cúng phải chuẩn bị hoa đầy đủ, đốt nhang, thắp nến hoặc thắp đèn dầu cho ông Công, ông Táo hiển linh.
Có cúng rước ông Táo không?
Tiễn đưa và đón rước ông Công, ông Táo là một trong các phong tục tín ngưỡng của người dân Việt ta thường được tổ chức vào những ngày gần cuối năm. Đây là những thời khắc quan trọng để nhân dân có thể cầu mong được cuộc sống bình yên, hạnh phúc, làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt….
Mâm cúng ông Táo sẽ được dâng lên theo những văn hoá đặc trưng ở mỗi vùng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế của các hộ gia đình. Thêm vào đó, mâm dâng cúng rước ông Táo không cần quá đầy đủ mà chủ yếu thể hiện lòng thành kính của gai chủ trong việc tạ ơn ông Táo trong năm vừa qua.
Đối với việc làm mâm cúng ông Táo đưa ông Táo chầu trời ngày 23 tháng Chạp để báo cáo tình hình trong năm với Ngọc Hoàng là một nghi lễ hết sức trang trọng. Tuy nhiên, các hộ gia đình cũng nên lưu ý đón ông Táo về nhà vào ngày 30 tháng Chạp ( 29 tháng Chạp) để vị thần này tiếp tục cai quản trong năm mới tới.
Đối với những vùng miền khác nhau sẽ có lễ đón ông Táo vào ngày khác nhau. Ví dụ như: Miền Trung đón ông Táo vào ngày mùng 7 của Tết Âm lịch. Quá trình đón ông Táo về nhà cũng sẽ làm mâm cúng ông Táo tương đồng với lễ đưa.
Kết luận
Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên các hộ gia đình đã có thể chuẩn bị được mâm cúng ông Táo linh thiêng và đầy đủ nhất. Mong rằng các gia chủ có thể cầu được bình an, vạn sự như ý, mạnh khoẻ và tổ chức được lễ cúng ông Công, Ông Táo chỉn chu nhất.