HomeLễ cúngVăn khấn Thần Tài và thông tin cúng chuẩn nhất cho gia...

Văn khấn Thần Tài và thông tin cúng chuẩn nhất cho gia đình

- Advertisement -spot_img

Văn khấn Thần Tài được nhiều hộ gia đình tại Việt Nam ưu tiên lựa chọn để khấn trong ngày mùng 1 và ngày rằm cuối tháng để cầu được công danh, sự nghiệp tiền tài và bình an. Đối với những cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp lớn thì nghi thức khấn Thần Tài được xem là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng theo dõi nội dung sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết liên quan đến bài khấn này nhé. 

Ý nghĩa lưu truyền về lễ cúng Thần Tài

Thần Tài được xem là người ban xuống hạ giới nhiều sự tốt đẹp, giúp các hộ kinh doanh có vía tốt để làm ăn buôn bán. Để công việc làm ăn được thuận lợi hơn, nhiều hộ gia đình đã đã lập bàn để đọc văn khấn Thần Tài  may mắn, cầu sức khỏe, bình an và suôn sẻ trong mọi việc. 

Theo quan niệm dân gian thì việc đọc văn khấn Thần Tài mang ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban tài lộc sức khỏe, bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó, cúng mâm Thần Tài cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các hộ kinh doanh, khiến họ có thể cầu mong được nhiều may mắn hơn nữa. 

Hàng tháng các hộ gia đình sẽ vẽ cúng Thần Tài vào dịp mùng 1 và ngày rằm để bảo rằng các cửa hàng cơ sở buôn bán kinh doanh, xí nghiệp của mình sẽ khai trương thuận lợi, buôn may bán đắt. Chính vì vậy, ngày này nhiều người thường xuyên đốt vàng mã thắp hương, hoa, trà, quả để dâng lên bàn, đọc văn khấn Thần Tài  để vạn sự như ý. 

Hiện nay, có nhiều người còn thường xuyên đổ xô đi mua vàng để cúng Thần Tài nhân dịp ngày vía Thần Tài. Có thể nói, văn khấn Thần Tài ngày này đã trở thành một phần không thể thiếu của nét truyền thống văn hóa dân tộc ta. 

Ý nghĩa lưu truyền về lễ cúng Thần Tài
Ý nghĩa lưu truyền về lễ cúng Thần Tài

Cách sắm lễ cúng Thần Tài 

Nếu bạn muốn cầu được như ý nguyện thì nên chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ và chỉn chu nhất. Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu các món lễ lễ thì có thể tìm thể đọc ngay nội dung sau đây: 

  • Bộ Tam Sên là một trong các món ăn cực kỳ ưa thích của ông Thần Tài được nhiều nhà lựa chọn làm lễ vật cúng. Bộ ba này bao gồm thịt luộc để nguyên miếng, trứng luộc và tôm luộc. Bạn có thể sử dụng thịt heo quay để thay thế thì luộc hoặc sử dụng cua luộc để thay thế cho tôm. 
  • Tiếp theo đó, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả với các loại đặc trưng như: Táo, thanh long, cam, xoài, dưa hấu…Bạn phải thực hiện sắp xếp các quả này sao cho đẹp mắt nhất để tỏ lòng thành kính.
  • Bạn nên chuẩn bị thêm một bộ tiền giấy vàng mã.
  • Đối với ngày vía Thần Tài gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm cả vàng thật.
  • Trầu cau được xem là một yếu tố bắt buộc trong mâm cúng, giúp cho mâm lễ đủ đầy hơn.  
  • Bạn nên bỏ thêm một bao thuốc lá và mở sẵn để hai điếu ra ngoài. 
  • Gia chủ có thể thêm gạo muối đặt ở giữa hai tượng chính của Thần Tài. 
  • Đối với ngày vía Thần Tài thì bạn nên chuẩn bị thêm vàng giấy và có hai bát hương để cạnh. 
  • Mâm cơm cúng cho ngày Thần Tài sẽ được chuẩn bị với khi một số loại như:  Rượu, thịt gà luộc, các món mặn….
Cách sắm lễ cúng Thần Tài
Cách sắm lễ cúng Thần Tài

Những loại hoa nên đặt trên bàn thờ khi cúng Thần Tài 

Thần Tài mang lại nhiều may mắn phát lộc cho gia chủ, vì vậy, ngoài việc viết bài văn khấn Thần Tài chuẩn xác bạn còn nên chuẩn bị những loài hoa đẹp nhất để dâng lên bàn thờ. Các loại hoa thường được sử dụng trong lễ cúng như sau: 

  • Hoa mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng phồn vinh và quý tộc, nếu bạn không thể chọn mua được loại hoa này thì có thể thay thế bằng những loại đồng tiền, hoa cúc, hoa ly… để trang trí trên bàn thờ thật đẹp mắt.
  • Hoa thủy tiên cũng được xem là một loài hoa thường xuyên được chưng trên bàn thờ, nó mang ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh buôn bán giúp gia chủ có được nhiều tài lộc may mắn hơn. 
  • Anh đào là loài hoa mang màu trắng tinh khôi là một biểu tượng cho sức sống năng lượng tràn trề. 

Trong quá trình lựa chọn hoa bạn nên lưu ý tìm những loại hoa có màu đỏ hoặc vàng để tô thêm nét đặc trưng cho bàn Thần Tài. Các loại hoa có màu sắc đặc biệt này sẽ là biểu tượng của tài lộc, may mắn, mang đến nhiều lộc lá tốt tươi cho gia chủ. 

Trong quá trình cắm hoa cúng Thần Tài bạn nên tránh các loại hoa mang ý nghĩa không tốt như: Cúc Vạn Thọ, hoa Ly, hoa Phong Lan, hoa Nhài, hoa Râm bụt, hoa Cúc tím…Khi lựa chọn các loại hoa bạn nên lưu ý giữ cho hoa có độ tươi để đẹp mắt hơn khi cúng.

Những loại hoa nên đặt khi cúng Thần Tài
Những loại hoa nên đặt khi cúng Thần Tài

Bài văn khấn Thần Tài 

Việc đọc văn khấn Thần Tài được bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Sự kiện này sẽ giúp các hộ gia đình có thể buôn may bán đắt, thuận lợi hơn trong kinh doanh và sản xuất. 

Việc chuẩn bị lễ cúng được xem là một khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình cầu văn khấn Thần Tài. Sắm lễ cúng Thần Tài có ý nghĩa cực kỳ to lớn, thể hiện sự tôn trọng cũng như thành kính đối với bậc thánh thần. Để thành tâm khấn cúng bạn có thể tìm hiểu bài văn khấn Thần tài ngay sau đây: 

Văn khấn Thần Tài mới

Nam mô A Di Đà Phật! (Nhẩm 3 lần liên tiếp) 

Đệ tử con cúi lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương phù hộ độ trì. 

Con xin kính lạy ngài, vị thần Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con quỳ kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con xin quỳ lạy Thần tài vị tiền.

Con xin kính lạy các ngài Thần linh, các ngài Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là …

Tín chủ của con thành kính sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án kính mời các ngài Thần Tài tiền vị.

Con cúi xin Thần Tài thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của tín chủ, thụ hưởng lễ vật và phù trì cho tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt tươi, gia đạo hưng thịnh, thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang rộng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con có chút lễ bạc cúi xin được các ngài phù hộ độ trì cho chúngcon làm ăn tốt tươi, bình an và mạnh khoẻ.

Nam mô a di Đà Phật! ( lặp lại liên tục trong vòng 3 lần, thành tâm nhất)

Cần thành tâm khi làm lễ
Văn khấn Thần Tài mới

Cúng bàn Thần Tài ngày rằm

Nam mô A Di Đà Phật! ( thực hiện lặp lại trong 3 lần liên tiếp , thành khẩn cúi đầu)

Tín chủ con là: …

Ngụ tại:….

Công ty tên:…

Hôm nay là….

Tín chủ của chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, đăng trà, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ lễ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và các chư vị tôn Thần chứng giám.

Đệ tử con xin cúi lạy Thần Tài thương xót cho tín chủ, giáng lâm ngay trước án, chứng giám cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, sức khoẻ, bình an, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ độ trì, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, che chở vuốt ve, lộc tài tăng tiến, khách hàng xa dẫn đến, khách gần dẫn lại về đây.

Con khấn cầu xin các ngài phù hộ cho tín chủ…nhận thêm được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt và may mắn khi thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả thành công cao, để tín chủ chúng con có thêm tài, có thêm lộc, có thêm ngân xuyến, trên lo việc âm, công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để cơ sở  ngày càng phát triển hưng thịnh.

Con kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm cho tín chủ của con.

Nam mô A Di Đà Phật! (thành tâm khấn vái 3 lần)

Lưu ý khi cúng Thần Tài

Để có thể để cúng bàn thờ Thần Tài chỉnh chu và chuẩn xác nhất thì bạn nên nghiên cứu, tìm hiểu thông tin chi tiết về bài văn khấn Thần Tài cũng như các thao tác trong quá trình sắp lễ. Một vài thông tin lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thể tổ chức một lễ cúng linh thiêng nhất. 

Chăm sóc bàn thờ Thần Tài mỗi ngày

Thần Tài được để dưới đất nhưng các vị thần linh cực kỳ ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa và ngăn nắp. Chính vì vậy, khi thờ cúng bạn nên giữ bàn Thần Tài thật sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các vị thần cũng như tích cực lau rửa bát hương, cốc chén. 

Khi trời mưa to bạn nên bỏ tượng  Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc vào thau lớn để mang ra trời mưa tắm trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút. Đây được xem là một cách hứng không khí đất trời giao hòa, để các vị Thần Tài linh thiêng phù hộ gia chủ. Bạn có thể thực hiện lau khô và chỉ thêm nước thơm cho tượng. Trong quá trình thực hiện bạn nên thắp hương cầu văn khấn Thần Tài  kỹ càng.  

Đồ cúng Thần Tài 

Việc chuẩn bị đồ cúng Thần Tài đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bạn có thể tìm hiểu về các loại đồ ngọt như: Bánh hỏi, chuối, bưởi…thành kính dâng lên bàn Thần Tài trong các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm. Gia chủ có thể mua thêm tiền giấy để cúng Thần Tài và lựa chọn các tờ giấy gấp đôi màu đỏ để bỏ xung quanh bàn thờ trước khi đọc văn khấn Thần Tài.

Lưu ý khi làm lễ
Lưu ý khi cúng Thần Tài

Lập bàn thờ mới

Bạn muốn lập bàn thờ Thần Tài mới thì nên thực hiện thắp nhang liên tục trong 3 tháng, cầu văn khấn Thần Tài để bàn thờ có thể tụ được khí. Bạn nên tránh tình trạng tắt đèn trên bàn thờ bởi ngọn đèn này được xem là ngọn hải đăng dẫn lối các vị thần giáng trần. 

Trong khoảng 3 tháng đó, chỉ cần thường xuyên thay nước và thắp nhang , đọc văn khấn Thần Tài liên tục cắm theo hàng ngang để khấn cầu mọi điều may mắn phát tài đến cho gia chủ, gia đình. Đối với ngày rằm mùng 1 thì bạn sẽ thực hiện thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.

Khi cúng Thần Tài bạn nên lưu ý đến ngày 23 tháng chạp mới thực hiện rút chân nhang và hóa tiền giấy. Sau khi cho hoá xong thì bạn nên bỏ thêm chút rượu vào đám tro. 

Kết luận

Văn khấn Thần Tài được xem là một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, mang ý nghĩa tôn sùng thần linh cũng như thể hiện sự thành kính đối với các vị thần cai quản tài lộc. Để có thể kêu cầu như ý nguyện thì bạn nên chuẩn bị các đồ lễ thật chỉn chu, đọc bài văn khấn rõ ràng rành mạch. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Nên đọc
- Advertisement -spot_img